Ngày 29/9, tại Bộ Chỉ huy BĐBP Trà Vinh, Cụm thi đua số 6 BĐBP tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2023. Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có Đại tá Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP.
Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” do Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức tại địa bàn xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực đã thành công tốt đẹp. Sự hiện diện của đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và tỉnh Nghệ An đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng ở khu vực biên giới.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, tỉnh Bình Phước cần tăng cường công tác nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến quốc phòng, an ninh để có phương án đấu tranh hiệu quả.
5 giờ 30 phút sáng, sau tiếng còi báo thức vang lên, 82 em học sinh là người dân tộc Đan Lai ở khu ký túc xá của Trường Trung học cơ sở (THCS) Môn Sơn, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng có mặt xếp hàng ngay ngắn tập thể dục buổi sáng theo hiệu lệnh của Thiếu tá Phan Văn Thắm, nhân viên Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Môn Sơn, BĐBP Nghệ An.
Dân tộc Chăm là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông nhất tại tỉnh Bình Thuận và có nhiều vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh biên giới biển. Trong thời gian qua, BĐBP Bình Thuận đã có nhiều chương trình, biện pháp nhằm vận động người dân tộc Chăm vào công tác bảo vệ an ninh biên giới biển và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Không chỉ làm tốt công tác bảo tồn vănhóa của đồng bào mình, già làng C’Lâu Nhím còn là người có uy tín vận động người dân cùng xóa bỏ hủ tục tảo hôn, kết hôn cận huyết thống ở địa phương mình.
Ở làng Tơ Ma, khi nói đến người đam mê làm tượng cổng làng thì tất cả mọi người trong làng nói ngay đến anh Nguyễn Văn Quyết, chàng trai dân tộc Xơ Đăng với những tình cảm tốt đẹp. Anh được xem như người “giữ hồn” về nghệ thuật tạc tượng dân gian Xơ Đăng với sự am hiểu và niềm đam mê cháy bỏng.
Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy Hà Giang về xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếpsốngvăn minh được ban hành. Đây là kim chỉ nam cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 xóa bỏ hoàn toàn các hủ tục trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Quang Bình nói riêng. Đến nay, trên địa bàn huyện không có trường hợp nào vi phạm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đây là minh chứng cho thấy nghị quyết của Đảng đã đi vào cuộc sống.
Đã trở thành việc làm thường xuyên, bất kể thời tiết nắng mưa, cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn Biên phòng Quất Lâm, BĐBP Nam Định đều cử cán bộ xuống tận tàu cá thăm hỏi, nắm tình hình trước khi ngư dân ra khơi. Cùng với đó, các anh còn tổ chức tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật, trang bị kỹ năng cần thiết cho ngư dân khi gặp nạn trên biển, đồng thời, yêu cầu các tàu cá phải thường xuyên thông báo tình hình bằng hệ thống thông tin liên lạc trên tàu với đồn Biên phòng và tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi hành nghề trên biển.
Đó là chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tại Lễ khai giảng năm học 2023-2024 Trường Cao đẳng Biên phòng diễn ra sáng 19/9, tại Bắc Giang.
Huy động nguồn lực từ cộng đồng, vùng biển của một huyện tại tỉnh Bình Thuận đã được quản lý, khai thác hiệu quả. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm xây dựng nghề cá bền vững. Với sự vào cuộc tích cực của người dân, nhiều rạn san hô đã phục hồi, có những loại cá tưởng như biến mất đã trở lại.
Những tiếng “ê a” đánh vần trong ánh đèn đêm của điểm trường vùng biên giới làm không gian rộn rã dần lên. Lớp học đặc biệt ban đêm miền biên viễn ấy dành cho các chị, các mẹ người đồng bào và cả những người Lào theo học.
Thực hiện Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động vănhóa, thể thao, du lịch và gia đình trên địa bàn khu vực biên giới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2022” (gọi tắt là Chương trình), trong 5 năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh triển khai nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả cao cho người dân vùng biên.
Phát triển vănhóa đọc nhằm nâng cao dân trí, góp phần xóa bỏ hủ tục, đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc vănhóa dân tộc. Với vai trò và tầm quan trọng ấy, tỉnh Lai Châu đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà vănhóa, câu lạc bộ” và Đề án “Phát triển vănhóa đọc trong cộng đồng”... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vai trò của sách, tri thức; ý nghĩa của vănhóa đọc đối với sự phát triển của xã hội.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cùng sự am hiểu sâu rộng về kiến thức chuyên môn, Thiếu tá Tạ Quang Khởi, giảng viên Công nghệ thông tin thuộc Khoa Khoa học cơ bản, Trường Cao đẳng Biên phòng đã trở thành một tấm gương tiêu biểu trong việc khơi dậy niềm đam mê và tình yêu “nghề” cho học viên nhà trường.