Các dân tộc thiểu số sinh sống trên dọc dài đất nước Việt Nam có đời sống văn hóa phong phú, độc đáo. Cùng với đó, ẩm thực của các dân tộc cũng khá đa dạng. Từ những nguyên liệu quen thuộc của núi rừng, đồng ruộng, qua bàn tay chế biến của đồng bào các dân tộc đã trở thành những món ăn ngon và lạ mắt. Trong điều kiện đời sống vật chất của đồng bào ngày càng được nâng cao, ẩm thực truyền thống cũng vì thế mà được bà con quan tâm hơn, vừa lưu giữ được nét văn hóa truyền thống, vừa góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Chẳng biết từ khi nào người ta đã đưa đến miền nhiệt đới này một loài hoa miên man màu nhớ. Từ sớm tinh mơ, từng cánh hoa đã vươn mình thức giấc. Để rồi, khi bình minh ló rạng, những nhành hoa dịu dàng e ấp khoe sắc tím tinh khôi giữa muôn vàn tia nắng ban mai vui đùa nhảy nhót. Người ta gọi ấy là hoa chiều tím.
Cán bộ, chiến sĩ BĐBP có vai trò như những “sứ giả văn hóa” đồng hành với các miền biên cương, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời hun đúc tình yêu quê hương đất nước, tô thắm bản sắc dân tộc. Xã hội càng trải qua nhiều biến động thì vai trò đó càng được phát huy hiệu quả, chưa kể ở các mặt trận an ninh phi truyền thống như phòng, chống dịch Covid-19, các chiến sĩ văn hóa mang quân hàm xanh lại có cơ hội đóng góp sức mình cho cuộc chiến mới.
Ngày 2-3, Thiếu tướng Quách Huy Hoàng, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an và Đại tá Đỗ Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục Cửa khẩu, Bộ Tư lệnh BĐBP đồng chủ trì giao ban định kỳ lần thứ 18 giữa hai đơn vị.
Ngay giữa trung tâm thành phố biển Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, hiện vẫn còn di tích thành cổ Đồng Hới. Trải qua bao thăng trầm, biến thiên của thiên tai, chiến tranh, nhưng nơi đây vẫn lưu lại tương đối đầy đủ dấu tích của thành lũy. Nơi từng vang lên những âm thanh mài gươm, luyện võ, giờ trở thành di tích nằm gần giáp mặt với biển.
Lặng lẽ và bền bỉ gắn bó với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, cán bộ, chiến sĩ BĐBP trên khắp miền biên cương Tổ quốc đã thắp sáng hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, luôn sẻ chia, đồng hành với nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới với mục tiêu kinh tế phát triển - đời sống bình yên - nhân dân hạnh phúc.
Thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) tại hệ thống cửa khẩu đất liền và cửa khẩu cảng được coi là điểm sáng trong thực hiện nhiệm vụ của BĐBP. Theo đó, BĐBP là đơn vị duy nhất của quân đội tham gia triển khai Cơ chế một cửa Quốc gia và Bộ Quốc phòng là 1 trong 9 Bộ kết nối Cơ chế một cửa Quốc gia, một cửa ASEAN. BĐBP cũng đã chủ động, tích cực phối hợp với Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành có liên quan triển khai đồng bộ, góp phần thúc đẩy hoàn thành kết nối Cổng thông tin một cửa Quốc gia, một cửa ASEAN.
Cách thành phố Vinh 75km về phía Bắc, đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) được xem là ngôi đền linh thiêng nhất, đứng đầu 4 ngôi đền nổi tiếng xứ Nghệ (vùng Nghệ Tĩnh trước kia): Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng. Các sự tích dân gian huyền bí xen lẫn dấu ấn tiền nhân, cùng với cảnh trí tươi đẹp khắc họa đền Cờn, trở thành điểm đến không thể thiếu khi về xứ Nghệ.
Đã trở thành hoạt động truyền thống, khi tiết Xuân sang trùng với những ngày tháng 2 lịch sử, trên đỉnh Pò Hèn, lực lượng BĐBP lại trang trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ. Mùa Xuân năm nay, BĐBP Quảng Ninh chủ trì phối hợp với các đơn vị và đồng bào biên giới trồng 1.500 cây giống gỗ quý ở nơi 42 năm trước thấm máu đào cha anh ngã xuống cho bình yên biên giới: Thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Bộ Y tế và các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế đã, đang tích cực đàm phán với nhiều nhà sản xuất và các nguồn cung cấp vắcxin, trong đó có các nguồn COVAX Facility, AstraZeneca, Pfizer, Sputnik 5.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại lần 3, Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Hải Phòng đã kịp thời bổ sung các biện pháp công tác, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương, tạo nên sức mạnh tổng hợp phòng, chống có hiệu quả dịch Covid-19. Phóng viên Báo Biên phòng có cuộc phỏng vấn Đại tá Đoàn Văn Rỹ, Chỉ huy trưởng BĐBP thành phố Hải Phòng để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Kinh lá buông mang đậm nét văn hóa gắn liền với tôn giáo của người Khmer ở An Giang, là “báu vật” người xưa để lại, thể hiện những giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật cao của nghệ nhân Khmer, từ việc chọn lá, cách phơi lá, cách chế biến và sử dụng bột đen làm nổi bật các con chữ. Đây là những giá trị văn hóa phi vật thể, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Khmer. Qua nhiều thăng trầm, biến cố, kinh lá buông dần mai một vì nhiều lý do. Tuy nhiên, thế hệ sau đang tìm cách gìn giữ nét văn hóa ấy bằng tất cả khả năng của mình.