Là ngôi làng của những cư dân di cư tự do đến từ từ xã Đắc Plô, huyện Đắc Glei, tỉnh Kon Tum, Petapot, xã Đắc Pring, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam tưởng chừng bị lãng quên giữa đại ngàn Trường Sơn. Thế nhưng, những người lính Đồn Biên phòng Đắc Pring, BĐBP Quảng Nam đã có mặt để góp phần làm đổi thay cuộc sống của người dân vùng đất "nhiều không" này.
Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn các tỉnh miền Trung có mưa to kéo dài dẫn đến tình trạng ngập úng, sạt lở đất làm hư hỏng nhiều công trình an sinh xã hội, nhà cửa của nhân dân. Trước tình hình đó, các đơn vị BĐBP trên tuyến biên giới, bờ biển đã duy trì nghiêm quân số, phương tiện thường trực, chủ động hỗ trợ nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Sáng 29/9, Đồn Biên phòng Cà Xèng, BĐBP Quảng Bình đã tăng cường 20 cán bộ, chiến sĩ giúp bà con nhân dân 3 bản Ón, Yên Hợp, Mò O Ồ Ồ (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) thu hoạch lúa vụ Hè Thu 2023 trước khi có đợt lũ mới.
Ngày 29/9, tại Hà Nội, Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP chủ trì giao ban tháng 9/2023. Cùng dự có Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP; Thủ trưởng Bộ Tư lệnh, Thủ trưởng Bộ Tham mưu, Cục Chính trị; Thủ trưởng các cục và chỉ huy các phòng, ban, đơn vị chức năng.
Thực hiện Điện chỉ đạo của Bộ Tham mưu BĐBP và Công văn chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa về việc chủ động ứng phó với hoàn lưu sau áp thấp nhiệt đới, Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa đã có công điện chỉ đạo các đơn vị trên hai tuyến biên giới chủ động các phương án ứng phó với thiên tai và giúp nhân dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Những ngày qua, tại địa bàn khu vực biên giới phía Tây của tỉnh Nghệ An đã có mưa to, một số tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông. Các đơn vị BĐBP Nghệ An đã huy động cán bộ, chiến sĩ phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng khắc phục hậu quả.
Theo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong chiều và tối nay có 120 huyện, thị xã, thành phố tại 14 tỉnh tiếp tục có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá.
Theo thống kê, tính đến 8 giờ ngày 28/9, mưa lớn đã làm một người chết do sét đánh, 7 người bị thương, một người bị lũ cuốn trôi, 2 nhà bị sập, 297 nhà bị hư hại.
Do ảnh hưởng của rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Bộ nối với áp thấp nhiệt đới, từ ngày 25 đến sáng ngày 27/9, trên địa bàn các tỉnh miền Trung đã xảy ra mưa lớn diện rộng gây thiệt hại tài sản, làm 1 người chết, 1 người mất tích và 6 người bị thương.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai vừa có Văn bản số 362/VPTT đề nghị các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh và các tỉnh miền núi phía bắc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; riêng Thanh Hóa và Nghệ An ngày có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn biên giới, miền núi của tỉnh Nghệ An có mưa to kéo dài đã làm nước các khe, suối và sông dâng cao gây ngập lụt, nhiều tuyến đường tạm thời bị chia cắt. Mưalũ đã gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu, vật nuôi của người dân khu vực biên giới tỉnh Nghệ An. Các đơn vị thuộc BĐBP Nghệ An đã huy động tối đa lực lượng tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả mưalũ.
Sáng 27/9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì giao ban Bộ Quốc phòng tháng 9/2023.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, nhiều khu vực thuộc địa bàn các tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế đã bị ngập cục bộ, đường dao thông bị sạt lở gây chia cắt 16 thôn, bản.
Sáng 27/9, trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An như: Qùy Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương xảy ra tình trạng ngập lụt cục bộ. Chính quyền địa phương, lực lượng chức năng, trong đó có BĐBP Nghệ An đang nỗ lực hỗ trợ nhân dân di dời người và tài sản ra khỏi các vị trí nguy hiểm.