Một ngày giữa tháng 2/2023, chúng tôi đến xã Quế An, nơi có tên là làng “Lò nồi”. Khi được hỏi, chẳng ai trong xã Quế An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện nay còn nhớ nghề làm nồi đất ở đây có tự bao giờ. Và họ bảo, chỉ nghe các cụ cao niên trong làng truyền lại, cách đây gần 200 năm, người dân đã làm nồi đất đem đi khắp nơi trong vùng để bán, kiếm kế sinh nhai.
BĐBP các tỉnh, thành tuyến biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 38.574 phương tiện/196.678 người biết diễn biến, hướng đi của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) để chủ động di chuyển vòng tránh, thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
Theo cơ quan khí tượng quốc gia, sau cơn bão số 6 (bão Nesat), từ nay đến cuối năm 2022, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn và lũ dồn dập vẫn có thể tiếp tục xảy ra tại khu vực miền Trung.
Món mắm cá lóc dân dã trong bữa cơm thường ngày của người dân miệt vườn quê tôi giờ đã trở thành món ăn đặc sản khiến bất cứ ai thưởng thức một lần là nhớ, là thèm, là ghiền, chỉ với mùi thơm đặc trưng thôi đã khiến bụng dạ cồn cào.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) đã khởi động trở lại từ ngày 25/5/2022. Khác với hình dung của chúng tôi về sự sôi động thường thấy ở các cửa khẩu, Ma Lù Thàng sau gần một tháng hoạt động thông quan trở lại vẫn lặng lẽ, đìu hiu. Mỗi ngày chỉ có vài chuyến hàng được thông quan, trong khi người dân và các thương nhân đang nóng lòng giữa mùa thu hoạch chuối - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của bà con các dân tộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Theo ghi nhận, từ đêm 30-5 đến chiều 31-5, trên địa bàn tỉnh Lai Châu tiếp tục có mưa rào và dông, tập trung tại các huyện: Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Tân Uyên, Than Uyên, Tam Đường... Lượng mưa bình quân phổ biến từ 20 đến 40mm/đợt; cá biệt tại Ka Lăng, Mường Tè là hơn 100mm/đợt.
Đợt mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ trong những ngày qua đã gây thiệt hại nặng ở nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình, Điện Biên. Theo đó, mưa to kéo dài kết hợp với lũ ào ạt đổ về khiến nhiều khu dân cư bị ngập sâu trong nước. Đã có 9 người chết, 4 người bị thương, hàng ngàn ha lúa, hoa màu bị ngập nước, hư hại.
Không chỉ đối mặt với cái lạnh thấu xương của núi rừng Tây Bắc, mà cán bộ, chiến sĩ lực lượng phối thuộc làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 Nậm Chẩn, Đồn Biên phòng Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên còn không được đón Xuân bên cạnh người thân và gia đình. Dù vậy, các cán bộ, chiến sĩ vẫn vững vàng bám chốt, duy trì nghiêm chế độ canh trực, tuần tra, kiểm soát biên giới, giữ vững bình yên biên giới trong mùa Xuân mới.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện chỉ đạo UBND các tỉnh từ Quảng Ninh đến Phú Yên, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, các bộ, ban ngành Trung ương đến địa phương về ứng phó với bão số 8 Kompasu và nguy cơ bão chồng bão, lũ chồng lũ.
Theo dự báo, từ ngày 12-15/6, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-6m.
Người dân cần cảnh giác trước dấu hiệu xuất hiện lũ quét như mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá, âm thanh lạ trong lòng đất.
Ngày 29-4, vùng núi Bắc Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 50-100 mm/24 giờ nên có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ.
Trên đường vào các phum sóc của người Khmer, cứ khoảng vài cây số, người ta lại bắt gặp một Thala nằm lặng lẽ ven đường. Mỗi Thala có một câu chuyện riêng, chất chứa tình người, gắn liền với nhịp sinh hoạt của cư dân xung quanh...