Mỗi lần về thăm nhà, tôi vẫn giữ thói quen thong dong trên cánh đồng làng trước nhà. Từng bờ mương, thửa ruộng; từng gốc lúa, bụi cỏ; vạt vừng, luống khoai... đều thương thuộc, gần gũi, thế nhưng tất cả làm trái tim tôi thổn thức, xuyến xao.
Là ngôi làng của những cư dân di cư tự do đến từ từ xã Đắc Plô, huyện Đắc Glei, tỉnh Kon Tum, Petapot, xã Đắc Pring, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam tưởng chừng bị lãng quên giữa đại ngàn Trường Sơn. Thế nhưng, những người lính Đồn Biên phòng Đắc Pring, BĐBP Quảng Nam đã có mặt để góp phần làm đổi thay cuộc sống của người dân vùng đất "nhiều không" này.
Đồn Biên phòng Pù Nhi, BĐBP Thanh Hóa quản lý địa bàn 3 xã thuộc huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, với 2.939 hộ/14.179 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm tới 79% tổng dân số. Với thói quen phát nương, trỉa rẫy trên những sườn núi cao và “khoán trắng” cho thiên nhiên nên năng suất cây trồng thấp, dẫn đến đời sống đồng bào còn gặp rất nhiều khó khăn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 10, có khả năng xuất hiện trên khu vực Biển Đông khoảng từ 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam.
Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn các tỉnh miền Trung có mưa to kéo dài dẫn đến tình trạng ngập úng, sạt lở đất làm hư hỏng nhiều công trình an sinh xã hội, nhà cửa của nhân dân. Trước tình hình đó, các đơn vị BĐBP trên tuyến biên giới, bờ biển đã duy trì nghiêm quân số, phương tiện thường trực, chủ động hỗ trợ nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Thực hiện Điện chỉ đạo của Bộ Tham mưu BĐBP và Công văn chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa về việc chủ động ứng phó với hoàn lưu sau áp thấp nhiệt đới, Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa đã có công điện chỉ đạo các đơn vị trên hai tuyến biên giới chủ động các phương án ứng phó với thiên tai và giúp nhân dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Những ngày qua, tại địa bàn khu vực biên giới phía Tây của tỉnh Nghệ An đã có mưa to, một số tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông. Các đơn vị BĐBP Nghệ An đã huy động cán bộ, chiến sĩ phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng khắc phục hậu quả.
Theo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong chiều và tối nay có 120 huyện, thị xã, thành phố tại 14 tỉnh tiếp tục có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá.
Theo thống kê, tính đến 8 giờ ngày 28/9, mưa lớn đã làm một người chết do sét đánh, 7 người bị thương, một người bị lũ cuốn trôi, 2 nhà bị sập, 297 nhà bị hư hại.
Do ảnh hưởng của rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Bộ nối với áp thấp nhiệt đới, từ ngày 25 đến sáng ngày 27/9, trên địa bàn các tỉnh miền Trung đã xảy ra mưa lớn diện rộng gây thiệt hại tài sản, làm 1 người chết, 1 người mất tích và 6 người bị thương.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn biên giới, miền núi của tỉnh Nghệ An có mưa to kéo dài đã làm nước các khe, suối và sông dâng cao gây ngập lụt, nhiều tuyến đường tạm thời bị chia cắt. Mưa lũ đã gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu, vật nuôi của người dân khu vực biên giới tỉnh Nghệ An. Các đơn vị thuộc BĐBP Nghệ An đã huy động tối đa lực lượng tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, nhiều khu vực thuộc địa bàn các tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế đã bị ngập cục bộ, đường dao thông bị sạt lở gây chia cắt 16 thôn, bản.
Ngày 25/9, thông tin từ Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An (BĐBP Thừa Thiên Huế) cho biết: Mưa lớn kèm theo giông mạnh đã làm tốc mái 35 ngôi nhà của người dân tại khu vực xóm Đá, tổ dân phố Hải Tiến, phường Thuận An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong những ngày qua, trên những thửa ruộng của người dân xã biên giới Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế như rộn ràng hơn khi bước vào chính vụ thu hoạch lúa. Những giọt mồ hôi ướt đẫm vạt áo và những mệt nhọc đã được xua tan bằng những bông lúa chín vàng, trĩu hạt và tình quân dân ấm áp nơi biên giới.
Những ngày này, khi nước vừa rút, người dân sống ở vùng biển Quỳnh (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) lại ra biển bới cát để tìm ngao tự nhiên trôi dạt vào bãi cát ven biển theo thủy triều. Công việc vất vả, phơi nắng, dầm mưa nhưng mang lại nguồn thu nhập cao nên thu hút ngày càng nhiều người tham gia nghề này những lúc nông nhàn.