Tà Păng là bản giáp biên, xa xôi nhất của xã Hướng Lập (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), bởi vậy mà người ta thường liên tưởng đến những khó khăn, vất vả và thiếu thốn. Thế nhưng, trái ngược với những “suy đoán” ấy, khi đến Tà Păng, chúng tôi choáng ngợp trước vẻ đẹp yên bình có phần trù phú của bản làng người Vân Kiều nhờ sự nỗ lực xây dựng cuộc sống mới của quân và dân biên giới.
Với phương châm “Giúp dân là tự giúp chính mình”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) BĐBP Cao Bằng đã không quản ngại khó khăn, luôn kề vai sát cánh, hết lòng giúp đỡ nhân dân xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội… Những việc làm đó đã góp phần giúp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới từng bước vươn lên làm chủ cuộc sống ấm no.
Cùng với việc tuần tra, giữ vững an ninh trật tự trên trên biên giới, những người lính Biên phòng nơi miền biên viễn Hà Giang và Cao Bằng với trách nhiệm của mình đã luôn đồng hành, góp phần cùng người dân từng bước vượt qua khó khăn, trừ bỏ đói nghèo, vươn lên làm chủ cuộc sống.
Dù mới chỉ du nhập thời gian ngắn nhưng cỏ lá gừng Thái đã là xu thế được nhiều người ưa chuộng, trồng tại sân vườn, khuôn viên công viên, nhà xưởng, sân bóng... So với cỏ lá tre, cỏ gừng Thái là giống cây cỏ được ưa chuộng hơn hẳn với nhiều đặc tính nổi bật cùng mức giá thành rẻ. Trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về cỏ lá gừng Thái: Đặc điểm, ưu điểm nổi bật, cách phân biệt, cách trồng và chăm sóc cây hiệu quả nhé!
Là đơn vị đóng quân xa nhất của BĐBP Thừa Thiên Huế, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, nhưng với ý chí, quyết tâm của mình, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hương Nguyên luôn khắc phục khó khăn, tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất để nâng cao đời sống cho bộ đội.
Từ sự ủng hộ thiết thực của các cấp chính quyền huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa của huyện, cùng với công sức của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thàng Tín, BĐBP Hà Giang, các hộ nghèo ở khu vực biên giới huyện Hoàng Su Phì đã có ngôi nhà mơ ước để yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo và hướng đến làm giàu, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Nhắc đến dâu tây trên vùng đất Tây Nguyên, người ta thường chỉ nghĩ đến địa danh Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), hay họa hoằn lắm mới nhớ tới Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Ít ai biết rằng, trên đỉnh đồi vùng cổng trời Tu Mơ Rông, có những người nông dân dám nghĩ, dám làm, miệt mài tạo hướng đi mới với loại trái cây thơm ngon này.
Ai đã từng đến xã biên giới Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đều cảm nhận được sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu nơi đây. Vùng đất này, mùa Đông kéo dài đến 7-8 tháng, mây mù mờ mịt, lạnh giá. Đất đai khô cằn, nguồn nước khan hiếm, khí hậu khắc nghiệt khiến đồng bào các dân tộc gặp vô vàn thử thách trong hành trình xóa đói giảm nghèo. Những người lính Biên phòng, như một lẽ thường tình, với trách nhiệm của mình đã luôn đồng hành với người dân vượt khó, cùng vẽ lên những mảng màu tươi sáng hơn trong công cuộc chinh phục khó khăn, xóa đói giảm nghèo.
Thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tích cực triển khai nhiều mô hình, hình thức hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, mang lại nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Không gian sạch sẽ, đậm sắc hoa với rất nhiều cây cảnh, hòn non bộ được bài trí hài hòa, bắt mắt khiến tôi có cảm giác như mình đang đứng ở một điểm check-in ưa thích của giới trẻ chứ không phải ở Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, nơi xa nhất của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Dù ước hẹn cùng hành quân trên đường tuần tra biên giới không thể thành hiện thực, nhưng suốt những năm qua, Trung tá Đặng Văn Tuấn (Đồn trưởng Đồn Biên phòng A Pa Chải, BĐBP Điện Biên) luôn nỗ lực, cố gắng để xứng đáng với những kỳ vọng của người cha đã khuất. Ước mơ về biên giới còn dang dở của cha đang được anh hoàn thiện với tư cách, trách nhiệm của một người con, một người lính trấn ải biên cương.
Ở xã biên giới Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, mô hình bò sinh sản luân chuyển do Đồn Biên phòng Sơn Vĩ trực tiếp quản lý đang mở ra cơ hội thoát khỏi đói nghèo cho nhiều hộ gia đình khó khăn. Ngoài giá trị vật chất, mô hình sinh kế này còn tạo động lực tinh thần, giúp những người nghèo không còn cảm thấy lẻ loi trên chặng đường vượt khó.
Công tác vận động quần chúng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ công tác Biên phòng; là biện pháp công tác cơ bản, làm cơ sở, nền tảng để thực hiện các biện pháp công tác khác; là mũi tiến công chính trị cơ bản trong phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch và các loại tội phạm ở khu vực biên giới. Qua đó, góp phần củng cố thế trận lòng dân, xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững mạnh ở khu vực biên giới. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn với Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP về vấn đề này.
Chật vật 3 lần di dời vì sạt lở, đến nay, 139 hộ dân thôn Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã an cư. Quên đi những nỗi buồn, những chiếc ché, chiếc chiêng bị vùi sâu trong đất, năm nay, bà con Tu Thó sẽ cùng nhau xây dựng cuộc sống dưới mái nhà rông mới.
Chào mừng kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2023), 34 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2023), các đơn vị, địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực ở khu vực biên giới.