Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm Châu Giang
Từ thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) qua phà Châu Giang là đến làng Chăm ở xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), nơi đây có cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm rất tự hào với nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống.
Từ thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) qua phà Châu Giang là đến làng Chăm ở xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), nơi đây có cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm rất tự hào với nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống.
Đến nay, Việt Nam có hàng chục di sản văn hóa được công nhận ở cấp độ toàn cầu, cùng với một hệ thống đồ sộ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở cấp độ quốc gia hoặc địa phương. Đó chính là yếu tố nền tảng, tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ, động lực phát triển ngành du lịch. Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giá trị di sản văn hóa luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Quần đảo Guna Yala, Panama với hơn 300 hòn đảo lớn nhỏ là nơi sinh sống của bộ tộc Guna. Với bản sắc văn hóa riêng, bộ tộc Guna nổi tiếng là hiếu khách và thân thiện, luôn chào đón khách du lịch với các trang phục truyền thống sặc sỡ. Hiện nay, trước các tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển tăng cao, vẫn có khoảng 50.000 người Guna sống trên quần đảo Guna Yala.
Mạng xã hội chỉ xuất hiện ở vùng dân tộc thiểu số từ 6 - 8 năm, nhưng nó có tác động mạnh mẽ đến quan hệ xã hội của tộc người. Trước hết là hình thành ý thức cộng đồng tộc người cao, mang phạm vi xuyên biên giới, phạm vi toàn cầu.
“Nhiều bạn trẻ bỏ phố, về làng, khởi nghiệp bằng nông nghiệp. Nhưng nếu làm nông nghiệp không có niềm đam mê sẽ không có thành công” - Tô Linh Bình, chàng trai vừa đoạt Giải thưởng Lương Định Của cấp Trung ương mở đầu cuộc trò chuyện làm nông nghiệp sạch của mình chỉ đơn giản như vậy.
Sợ những gì gần gũi nhất mất đi, nghệ nhân A Đai ngày ngày vẫn chau chuốt từng sợi tre, sợi nứa, như muốn lưu giữ thương nhớ của ông cha còn lại. May thay, bây giờ, lão nghệ nhân vẫn còn đủ sức khỏe để truyền lại cho người sau.
Năm 2022, du lịch Sa Pa ghi dấu ấn với một nghệ thuật biểu diễn thực cảnh - “The Mong show - Sa Pa lặng lẽ yêu”. Giữa những ồn ào của Khu du lịch trọng điểm quốc gia Sa Pa, người ta vẫn tìm về một Sa Pa lặng lẽ, một góc sống mà ở đó, họ biết thêm tri thức về tộc người với lịch sử hình thành hơn 300 năm, về nếp sinh hoạt, về giá trị bản sắc văn hóa, về nghề thủ công truyền thống… Tất cả được tái hiện một cách chân thực, với hơn 70 diễn viên là chính những người bản địa sinh sống tại Sa Pa.
Bao năm qua, mặc cho thế thời thay đổi, mặc cho những vật dụng hiện đại không ngừng du nhập vào làng, hay những cái nhìn thờ ơ của lớp trẻ, ông A Lếu (67 tuổi, ở thôn Đắk Si, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) vẫn vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát. Với ông, những sản phẩm được làm từ mây, tre ấy giống như “đứa con” tinh thần trong gia đình mình.
So với các địa phương khác nằm trong khu vực biên giới của tỉnh Gia Lai, xã Ia O, huyện Ia Grai có khá nhiều lợi thế để phát triển. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi với nền đất đỏ bazan màu mỡ, khả năng tích hợp tốt, hệ thống sông ngòi, thủy lợi, nguồn nước ngầm đa dạng phong phú, rất phù hợp đối với các loại cây trồng, xã Ia O còn sở hữu chuỗi lợi thế đến từ các công trình thủy điện trên “dòng sông năng lượng” Sê San, rất có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch và thương mại dịch vụ… Với nguồn lực như thế, xã biên giới Ia O từng bước “chuyển mình” từ vùng trắng đến vùng nông thôn mới (NTM).
Trở về từ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, những tưởng được an hưởng tuổi già bên con cháu thì ông Trịnh Xuân Cảnh (Thường Tín, Hà Nội) lại phát hiện mình mắc bệnh thận yếu khiến tinh thần suy sụp hoàn toàn.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách lớn có liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Nhờ vậy mà bản sắc văn hóa các dân tộc không những được gìn giữ, bảo tồn mà còn được phát huy, chuyển hóa thành các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển về đời sống kinh tế-xã hội, quá trình hội nhập, giao thoa giữa các nền văn minh…, các giá trị văn hóa dân gian, truyền thống dân tộc đứng trước nguy cơ bị xói mòn, biến dạng, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện và tiên tiến nhằm tiếp tục thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số hiệu quả hơn nữa.
Cung đường không xa lắm, chỉ chừng 20 cây số theo đường chim bay, nhưng trong “nhật ký hành trình” lưu lại trên xe gắn máy (loại dung tích 100cc) của người lính Đồn Biên phòng (BP) Ia Lốp thì lại xấp xỉ… 1 lít xăng vào mùa khô và gần 2 lít khi mùa mưa về. Chỉ đôi lời giới thiệu ngắn gọn như thế về hai khu dân cư (làng Rinh và cụm dân cư Suối Khôn) thuộc xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai cũng đủ thấm thía sự vất vả, gian nan của các chủ nhân vùng biên giới trong cuộc mưu sinh và công tác xây dựng, quản lý địa bàn biên giới.
Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là bước đầu tiên của quá trình hình thành ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Bộ Quốc phòng đã triển khai toàn diện, đồng bộ các nội dung Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng QĐND tham gia công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (gọi tắt là Đề án 1371) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của các cơ quan, đơn vị. Nhờ đó, công tác PBGDPL đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng bài bản và đi vào nền nếp; ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Với mong muốn gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa bản địa trong phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới, phụ nữ đồng bào Tày ở vùng cao Lào Cai đã chung tay khôi phục các tổ hội nghề, nhóm nghề thủ công truyền thống, vừa phục vụ nhu cầu cuộc sống cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch ở các địa phương đang phát triển.
Nằm sát biên giới Việt - Lào, xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên là nơi quần cư của đồng bào dân tộc Mông với tỷ lệ 100%. Chính vì lẽ đó mà đi đến bản nào trong xã, chúng tôi cũng thấy rực rỡ sắc phục Mông cổ truyền, nhất là bộ nữ phục của các bà, các chị, các em gái trong lễ, Tết cũng như trên nương, dưới ruộng.