“Ông Cao Xuân Xiêm, sinh năm 1961, người dân tộc Chứt, hiện đang nuôi đàn bò 80 con, là người mở đường làm kinh tế hộ gia đình ở vùng biêngiới xã Dân Hóa. Ông có người con trai học bác sĩ, bây giờ đang làm Trưởng trạm y tế xã. Tấm gương của gia đình ông Xiêm đã truyền cảm hứng cho nhiều gia đình khác ở trong vùng làm theo”.
Thực hiện Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên địa bàn khu vực biêngiới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2022” (gọi tắt là Chương trình), trong 5 năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh triển khai nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả cao cho người dân vùng biên.
Nhìn trên bản đồ, biêngiới chỉ là những nét vẽ ngắt khúc. Nhưng để có những nét vẽ đó, máu xương, mồ hôi, công sức của ông cha ta đã đổ xuống trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để tạo nên hình dáng Việt Nam hôm nay. Trên dọc dài biêngiới, những cột mốc quốc gia được làm bằng đá hoa cương, trên có gắn quốc huy của Việt Nam và nước láng giềng mang ý tưởng dáng hình cây tre sừng sững trên đỉnh cao hay dưới khe sâu, bên sông rộng, giữa rừng già... hàm chứa trong mình những câu chuyện đầy ý nghĩa về truyền thống lịch sử cha ông ta giữ đất biên cương và sự hy sinh không gì so sánh được của quân dân nơi đây đã làm nên những “khiên thép trấn biên”.
Ngày 30/8, tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, đã diễn ra cuộc họp của lãnh đạo 3 tỉnh Kon Tum (Việt Nam), Attapư (Lào) và Rattanakiri (Campuchia) nhằm thống nhất các nội dung phục vụ tổ chức Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biêngiới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất, cấp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 2023.
Ngày 17/6/2003, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ban hành Luật Biêngiới quốc gia số 06/2003/QH11 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Sau 20 năm thi hành, giá trị về pháp lý, thực tiễn của Luật Biêngiới quốc gia (BGQG) là rất lớn. Để tìm hiểu cụ thể hơn về nội dung này, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP.
Là bản giáp biên duy nhất của xã Tân Xuân (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), bản Cột Mốc nhìn thật yên bình với những nóc nhà của người Mông dưới chân núi Pha Luông. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng ai cũng tin rằng, con đường phía trước vẫn rộng mở khi những người lính Biên phòng luôn trong tâm thế chia sẻ, đồng hành cùng người dân.
Các đối tượng trong và ngoài nước câu kết với nhau, đóng giả là bố mẹ nhằm qua mắt lực lượng chức năng để thực hiện hành vi mua bán cháu bé sơ sinh là những thủ đoạn của các đối tượng trong Chuyên án CB223p do Bộ Chỉ huy BĐBP Cao Bằng xác lập và triệt phá thành công. Đây cũng là chuyên án thể hiện rõ nét khả năng truy xét, đẩy nhanh việc bắt giữ các đối tượng và khởi tố vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Với riêng tôi, vùng biêngiới Dục - Nông (xã Đắk Dục và Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) luôn là địa chỉ thân thương trong miền ký ức. Gần 30 năm trước, có một Dục - Nông bước vào công cuộc đổi mới với bao thách thức trước nguy cơ tụt hậu. Dục - Nông ngày đó thật “hồn nhiên” giữa vùng trắng mênh mông nơi biêngiới, với những câu chuyện cổ tích giữa đời thường...
Chiều 21/6, tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh và Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình (Việt Nam) đã tổ chức hội đàm với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khăm Muộn (Lào). Đại tá Bùi Hồng Thanh, Chỉ huy trưởng BĐBP Hà Tĩnh; Đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Bình và Đại tá Bun Lợt Búp Pha Văn, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khăm Muộn đồng chủ trì hội đàm.
Tuần qua, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Ngày 18/5, tại tỉnh Kon Tum, đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra toàn diện công tác chuẩn bị phục vụ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biêngiới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất.
Khu trung tâm xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vào buổi sáng trung tuần tháng 12/2020 có điều gì đó diễn ra rất khác lạ. Mặc dù thời điểm này, đại dịch Covid-19 đang bùng phát, nhiều khu vực bị phong tỏa, nhưng hàng trăm con người vẫn đổ về đây để tham dự phiên tòa lưu động xét xử tội phạm ma túy.
Chiều 10/5, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Tự hào là những người bảo vệ an ninh biêngiới trên mảnh đất cực Tây của Tổ quốc, đoạn ngãbabiêngiới giáp với Trung Quốc và Lào, những năm qua, các chiến sĩ “quân hàm xanh” ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn làm tốt công tác phối hợp với người dân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biêngiới và phát triển kinh tế, xã hội. Mặc dù số hộ nghèo còn chiếm tới hơn 60%, song mảnh đất miền đất cực Tây này đang từng bước chuyển mình hứa hẹn trở thành “điểm sáng” về kinh tế, chính trị, văn hóa và quốc phòng, an ninh ở vùng đất “Ngãbabiên”.
Trong 2 ngày 5, 6/4, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP làm trưởng đoàn; Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Lào do Đại tá Đuông Ma la, Phó Cục trưởng Cục BĐBP, Bộ Quốc phòng Lào làm trưởng đoàn; Đoàn công tác Bộ Quốc phòng Campuchia do Đại tướng Kheav Saphat, Phó Tổng thư ký, Phó Cục trưởng nhân sự, Bộ Quốc phòng Campuchia làm trưởng đoàn tổ chức khảo sát thực địa tổ chức Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biêngiới Việt Nam - Lào - Campuchia năm 2023.