Những năm qua, cùng với tập trung nỗ lực, ưu tiên bảo đảm tốt cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, ngành hậu cần BĐBP đã quyết liệt thực hiện “Ba khâu đột phá”, “Bốn tốt”, phấn đấu giữ ổn định đời sống, cải thiện rõ rệt điều kiện ăn, ở và chăm sóc, bảo vệ tốt sức khỏe bộ đội. Đặc biệt, ngành đã tham mưu cho Bộ Tư lệnh BĐBP tích cực triển khai Chương trình quân - dân y kết hợp thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân nơi biên giới, mang lại hiệu quả chính trị, xã hội, ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Hậu cần BĐBP để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
SARS-CoV-2 là một loại virus thuộc "đại gia đình" virus corona, trong đó có các loại virus gây cảm lạnh thông thường, do đó, người đã mắc Covid-19 có thể sẽ không bị cảm lạnh.
Ngay từ những ngày đầu tháng 5, nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu áp dụng các quy định nới lỏng hoặc dỡ bỏ hạn chế phòng dịch Covid-19. Đây có thể được coi là tín hiệu lạc quan của thế giới khi dần đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Do thiếu nhận thức và lầm tưởng về tác dụng bị thổi phồng của các bài thuốc cổ truyền từ động vật hoang dã (ĐVHD) nên nhiều người vẫn lùng mua các sản phẩm như mật gấu, cao hổ, sừng tê giác, vảy tê tê… mà không biết chúng đều là các sản phẩm bất hợp pháp và không có công dụng thần dược như quảng cáo, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh từ việc trực tiếp sử dụng và mua bán chúng. Ở một khía cạnh khác, việc sử dụng sản phẩm từ động vật trực tiếp làm gia tăng hoạt động tội phạm săn bắt, mua bán trái phép ĐVHD khiến nhiều loài đã biến mất, một số loài bị đe dọa tuyệt chủng.
Miền Bắc vừa trải qua các đợt không khí lạnh mạnh, nhiệt độ giảm sâu, nhiều vùng biên giới xuất hiện băng giá, mưa tuyết. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và công tác của BĐBP, nhất là cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại các chốt phòng, chống dịch Covid-19. Thời tiết giá rét cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh mùa Đông phát triển. Điều đó đòi hỏi mỗi CBCS phải tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Công tác tâm lý cần được chuẩn bị cả cho người đã bị nhiễm Covid-19 cũng như người chưa nhiễm; tâm lý cả cho cá nhân và cho cộng đồng. Vì vậy, mỗi cá nhân không nên chủ quan nhưng cũng không nên quá lo lắng về dịch bệnh.
“Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” - đó là thông điệp mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi tới toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vào ngày 30/3.
Vắc xin phải bảo đảm yêu cầu chỉ có tác dụng kích thích tạo miễn dịch bảo vệ và không được gây bệnh cũng như các tai biến, biến chứng do dùng vắc xin. Vì vậy, cần có thời gian nhất định mới tạo ra được sản phẩm vắc xin đảm bảo chất lượng đủ để sử dụng cho con người.
Ngay cả biện pháp hiệu quả nhất là phong tỏa và cách ly đang được các nước áp dụng cũng chỉ làm chậm hơn sự lây lan của dịch Covid-19. Với việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là đại dịch, mọi người dân và lãnh đạo trên thế giới đang mong chờ vào một loại vắc xin mới; bởi chỉ có vắc xin mới có thể ngăn chặn hoàn toàn chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2).
Hiện nay, chưa có nghiên cứu chứng minh Covid-19 có lây qua đường ăn uống, đường máu hay không mà các nhà khoa học mới chỉ nghiên cứu ở 9 trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 và đã sinh con, kết quả con không bị nhiễm Covid-19, tuy nhiên cần có số liệu của nhiều người hơn để có thể kết luận chắc chắn về vấn đề này.
Khi phân lập được chủng virus mới ở các bệnh nhân đầu tiên bị bệnh ở Vũ Hán cũng thuộc họ Corona và yếu tố khởi phát bệnh có liên quan đến động vật hoang dã nên có thể khẳng định loại virus mới này (Covid-19) cũng có nguồn gốc từ động vật rồi lây sang và gây bệnh cho người.
Mức độ lây lan và số người nhiễm: Covid-19 có mức độ lây lan nhanh hơn và số người nhiễm nhiều hơn. Cho đến ngày 17-2-2020, toàn thế giới đã có hơn 70 nghìn người nhiễm và hơn 1.700 người tử vong, vượt xa con số nhiễm và tử vong do SARS và MERS cộng lại.
Do những người đầu tiên bị bệnh đều có liên quan đến một địa điểm mua bán động vật hoang dã ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc và tác nhân gây bệnh được tìm thấy ở người bệnh là virus Corona - loại virus phổ biến gây bệnh ở động vật; mặt khác chủng virus này hoàn toàn mới nên được cho là virus Corona vốn lưu hành ở động vật đã biến đổi (tiến hóa) thành virus gây bệnh cho người.
Tính đến 21 giờ 30 phút ngày 5-3, dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 87 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 96.336 người nhiễm và 3.303 người tử vong trên toàn thế giới, trong đó chủ yếu ở Trung Quốc đại lục (80.409 ca). Trong ngày 5-3, Trung Quốc đại lục ghi nhận 32 trường hợp tử vong và 160 ca nhiễm mới.