Bao năm qua, mặc cho thế thời thay đổi, mặc cho những vật dụng hiện đại không ngừng du nhập vào làng, hay những cái nhìn thờ ơ của lớp trẻ, ông A Lếu (67 tuổi, ở thôn Đắk Si, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) vẫn vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát. Với ông, những sản phẩm được làm từ mây, tre ấy giống như “đứa con” tinh thần trong gia đình mình.
Tháng tư là tháng có nhiều ký ức, có ký ức của mỗi người và ký ức lịch sử dân tộc. Chính ký ức đã cho ta nhớ lại một thời với bao cảm xúc thiêng liêng, với bao kỷ niệm ân tình với bao nhung nhớ khó quên.
Ngày 16 tháng Giêng hàng năm, người Ma Coong (thuộc đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều), ở xã biên giới Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình lại rộn ràng với lễ hội đập trống. Qua những nghi thức trong lễ hội, người dân cầu mong cho trời đất mưa thuận, gió hòa, mùa vụ tốt tươi, cuộc sống no đủ. Những năm gần đây, lễ hội đập trống của đồng bào Ma Coong ở địa bàn biên giới đã bắt đầu thu hút du khách phương xa đến tham dự, chung vui.
Khi những cánh hoa mai, hoa cúc khoe sắc vàng rực rỡ báo hiệu mùa Xuân mới đang về, những chiến sĩ quân hàm xanh thuộc các đồn Biên phòng trên tuyến biên giới miền Tây xứ Quảng cũng đang tất bật, khẩn trương trang trí doanh trại, chuẩn bị mọi điều kiện để bộ đội vui Xuân, đón Tết. Cùng với đó, các đơn vị cũng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo cho nhân dân khu vực biên giới đón một mùa Xuân mới thật tươi vui, đầm ấm.
Từ xửa từ xưa, người Việt đã có câu “Vui như Tết”. Vậy thì Tết xưa vui như thế nào, cũng là dịp Tết đến để cùng nhau hiểu thêm về một nét đẹp độc đáo trong tâm thức người Việt. Tết là dịp được ăn, được chơi, được tặng quà và nhiều nghi lễ được bảo tồn và gợi lại truyền thống dân tộc. Chẳng thế mà, trong nhịp sống hiện đại, có lúc có ý kiến cho rằng nên… bỏ Tết Nguyên đán, mà nhập vào Tết Dương lịch cho gọn nhẹ, đỡ tốn thời gian, nhưng đã là phong tục thì đâu dễ gì bỏ được?
Ngày Xuân dưới chân núi Pen Biên, xã Đắk Prin, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được đồng bào các dân tộc và những người lính Biên phòng tổ chức trong không khí tưng bừng, ấm tình quân - dân. Thật thú vị khi bà con dựng nhiều lều trại và tổ chức hội thi nấu ăn sôi nổi. Vị giám khảo là cán bộ BĐBP bước tới mỗi lều (đại diện 1 thôn) chấm điểm các món đặc sản của đồng bào như thịt nướng trong ống lồ ô, gà nấu bột bắp, cơm lam, bánh sừng trâu…
Thượng Trạch- một xã vùng cao biên giới thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, có trên 90% là cộng đồng người Ma Coong sinh sống với những quan niệm, phong tục xưa cũ vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của người dân. Song, bằng sự kiên trì bám dân, bám địa bàn, tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Roòng và Đồn Biên phòng Cồn Roàng, BĐBP Quảng Bình, cùng sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, năm 2022, nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đã không còn xảy ra trên địa bàn xã Thượng Trạch.
Làm Phó thôn vào năm 2016, rồi được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn 8 vào năm 2020, dù ở cương vị nào, Thiếu tá Kiều Bá Oanh, cán bộ Chi nhánh 716 (Binh đoàn 15, Bộ Quốc phòng) vẫn luôn làm tốt vai trò của mình, thể hiện tinh thần người con của Đảng, dám đối đầu với những tập tục lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), cùng bà con phát triển kinh tế.
Tết Trung thu còn được gọi là đêm hội trăng rằm, là lễ hội rước đèn. Trong ký ức của tôi còn nguyên vẹn không khí rộn ràng của bài hát “Đêm Trung thu” của nhạc sĩ Phùng Như Thạch: “Thùng thình, thùng thình, trống rộn ràng ngoài đình/ Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh/ Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng/ Dưới ánh trăng vàng đàn em cất tiếng hát vang”.
Đối với đồng bào dân tộc Thái ở các huyện miền núi Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Nghĩa Đàn, Con Cuông, Tương Dương… thuộc miền Tây Nghệ An, Tết Độc lập (2/9) được coi là Tết lớn của đồng bào. Tết Độc lập được đồng bào tổ chức to như Tết Nguyên đán với phần lễ trang trọng và nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi, thể hiện tấm lòng biết ơn của đồng bào đối với Đảng, với Bác Hồ đã mang đến nền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
Danh thắng ruộng bậc thang gắn liền với cuộc sống cùng những tri thức canh tác truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai. Trong quá trình canh tác ruộng bậc thang, người Dao đỏ và một số dân tộc khác ở các xã vùng cao Sa Pa có nhiều nghi lễ độc đáo liên quan đến ruộng bậc thang như lễ cúng ruộng, lễ cơm mới…
Tháng 7 bắt đầu một mùa rực lửa, tôi lại “Trốn lo âu về lại cánh đồng”. Tôi sinh ra ở một vùng biển, nhưng những năm tháng tuổi thơ của tôi lại gắn bó với ruộng đồng - những năm chiến tranh ấy, bọn trẻ chúng tôi đi sơ tán vào những xóm thôn có bờ tre làng bao quanh như một tấm lá chắn. Tre vấn vít vào nhau, đan bện vào nhau, tre ngăn xuống làm hầm chữ O, chữ A, những đoạn giao thông hào mang hình chữ L thước thợ. Tôi đội mũ rơm, mang trên mình chiếc áo giáp hình chiếc mâm thau cũng bằng rơm.
Không ai nhớ rõ chiếc áo Vân Phụng Tiên Y được vua ban cho đồng bào Pa Cô ở A Xợp (nay thuộc xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ đời này nối đời khác, những người uy tín nhất trong dòng họ có nhiệm vụ gìn giữ và kể lại cho thế hệ sau câu chuyện về tinh thần kiên cường chống giặc, giữ đất biên cương của cha ông.
Mong muốn giữ gìn và trao truyền các điệu múa cồng chiêng cho lớp trẻ, thế nên, dù tuổi đã cao, nhưng Nghệ nhân Ưu tú Hồ Văn Dinh (ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn luôn sẵn sàng tham gia các lễ hội trong vùng. Không chỉ vậy, già Dinh còn tâm huyết với nghề đan lát của cha ông vì niềm tin “hồn cốt của núi rừng, văn hóa truyền thống của người Ca Dong cũng từ đây mà có”.
Về quê Bác tháng 5, đúng vào dịp mùa hoa sen nở rộ. Một làn hương dịu nhẹ, thật quyến rũ, mơ màng xua đi cái oi bức, ngột ngạt của miền quê gió Lào khắc nghiệt.