Cảm xúc tháng Tư
Mới vậy mà đã 48 năm. 48 năm, ngày 30/4 trở thành ngày lễ trọng đại của đất nước; 48 năm, ngày 30/4 tràn ngập cờ hoa và nắng vàng; ngày của những nụ cười và nước mắt; ngày của đoàn tụ khi đất nước vỡ òa trong niềm vui toàn thắng.
Mới vậy mà đã 48 năm. 48 năm, ngày 30/4 trở thành ngày lễ trọng đại của đất nước; 48 năm, ngày 30/4 tràn ngập cờ hoa và nắng vàng; ngày của những nụ cười và nước mắt; ngày của đoàn tụ khi đất nước vỡ òa trong niềm vui toàn thắng.
Chúng ta đang đi qua những ngày cuối cùng của tháng Tư. Tháng Tư, có những ngày oi nồng như mùa Hạ, có những lúc se lạnh bởi cái rét nàng Bân, có những ngày mùa Xuân như vẫn còn vương vấn, lại có những thời khắc man mác, dìu dịu của mùa Thu khi một cơn mưa lá bất ngờ đổ xuống trên mỗi con đường ta qua...
Tôi lại viết về loài hoa ấy. Loài hoa của mùa Xuân phương Nam.
Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên - nơi linh thiêng miền biên ải, trong lòng mỗi người dân đất Việt lại trào dâng ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn bờ cõi quốc gia.
Nói đến gia đình là nói đến cộng đồng bé nhỏ, tế bào của xã hội, nơi có những mối quan hệ giữa các thành viên trong họ tộc. Nơi đó là thế giới thu nhỏ có bao biến động khác thường. Có ngôi nhà, nhưng chưa chắc đã có tổ ấm, mái ấm. Nhưng có tổ ấm thì chắc chắn phải từ ngôi nhà, bởi “an cư mới lạc nghiệp”.
Có thể nói, người lính ra trận mang theo tâm hồn lãng mạn, lý tưởng cách mạng và con đường hành quân chiến dịch là con đường thơ nâng bổng tâm hồn chiến sĩ vượt qua bao gian khó, hy sinh. Kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đọc lại những câu thơ, trường ca trong hành trình thơ hướng về mùa Xuân năm 1975, càng cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc.
Thật vui và cũng là lời chúc mừng, khi vừa tròn một năm anh được kết nạp vào Hội Nhà văn Hà Nội. Trước đó, anh đã cho ra đời ba tập thơ do Nhà xuất bản Văn học và Hội Nhà văn cấp phép, ấn hành. Lần này, anh đến trao tôi tập bản thảo thứ tư “Quả gọi mùa” cùng tâm sự: “Không biết, sau đây có viết thêm được tập nào nữa không?”. Tôi hiểu ý anh, việc in thơ hiện nay là cả câu chuyện dài. Cộng vào đó, có biết bao quan điểm sáng tác với những “hiện đại”, “hậu hiện đại”, “tân hình thức”, “phi hình thức”…
Thật khó để hình dung sau gần nửa thế kỷ kể từ ngày đất nước được sống trong hòa bình thống nhất và hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới mà ở đâu đó trên vùng biên giới Bắc Tây Nguyên, những người lính Biên phòng (BP) vẫn còn miệt mài với “cuộc cách mạng” thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đời sống cộng đồng. Dẫu biết rằng, cuộc sống dù có phát triển đến bao nhiêu, song cái gì chưa biết hay còn yếu thì đều vẫn phải học. Tuy nhiên, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn làm những công việc của… nửa thế kỷ trước thì quả thực rất đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Điều này cho thấy, vẫn còn một khoảng cách rất lớn giữa vùng thành thị với nông thôn biên giới…
Một nhà thơ đã từng ví: Những ngôi mộ hình chữ nhật màu vôi trắng trong nghĩa trang liệt sĩ là một phím đàn piano mà từ đó ngân vọng lên những âm thanh chưa bao giờ tắt của những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ. Đọc lại thơ viết về đề tài thương binh liệt sĩ từ trước tới nay, tôi thấy nhiều nhà thơ viết về ngôi mộ trong những lần đến viếng thăm, thắp hương tri ân các liệt sĩ tại các nghĩa trang bằng tất cả tấm lòng của mình. Và qua lăng kính của tâm hồn thi sĩ họ đã viết những bài thơ hay như những “tượng đài thơ” trong lòng bạn đọc, sống mãi với thời gian, với những rung cảm mãnh liệt ...
Tây Bắc không phải là quê hương của nhà thơ Bùi Việt Phương nhưng lại là nơi anh đã sinh ra, lớn lên và có biết bao sự gắn bó, khăng khít bởi vậy khi biết cầm bút để làm thơ, viết văn, điều anh mong mỏi, đau đáu là phải tri ân vùng đất này. Anh cũng đã từng quan niệm: “Viết về Tây Bắc cũng chính là một sự lý giải về cội nguồn của cảm xúc, của những giá trị thẩm mỹ”.
Trong hành trình đi dọc biên giới Kiên Giang, tôi có dịp tìm hiểu nhiều hơn về công việc của những người lính Biên phòng. Tuần tra, kiểm soát biên giới, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham gia xây dựng chính trị ở cơ sở…, mặt trận nào người lính cũng nỗ lực hết sức mình. Các anh còn là điểm tựa của những người phụ nữ đã hy sinh một phần máu thịt của mình cho đất nước.
Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã về với "thế giới người hiền". Ông là một trong những nhà lãnh đạo mà cuộc đời hoạt động cách mạng đã để lại nhiều tình cảm tốt đẹp với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 -27/7/2020), ngày 22-7, Quỹ Mãi mãi tuổi 20, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Viện Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc và Câu lạc bộ Trái tim người lính phối hợp tổ chức buổi Tọa đàm, gặp mặt các tác giả-nhân chứng lịch sử và giới thiệu bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam”. Đây là bộ sách đầu tiên tập hợp nhiều tác phẩm nhật ký do những người lính viết trong thời kỳ chiến tranh, trong đó, có nhiều trang nhật ký còn vương đầy khói bom, máu lửa chiến trường của các anh hùng, liệt sĩ đã mãi mãi ra đi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Bạn đọc trong và ngoài nước đã từng biết đến 2 cuốn nhật ký lừng danh “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” của Anh hùng, liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, với hàng triệu bản in đã được phát hành, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Không chỉ có 2 cuốn nhật ký đó mà còn có rất nhiều cuốn nhật ký đầy máu lửa chiến trường khác đã được nhà văn Đặng Vương Hưng và các cộng sự của “Quỹ Mãi mãi tuổi hai mươi” tập hợp và in trong 4 tập sách “Nhật kí thời chiến Việt Nam”.
Ban liên lạc cán bộ, chiến sĩ Khu II Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) vừa tổ chức lễ tri ân các liệt sĩ và vinh danh những người trực tiếp tham gia vận chuyển vũ khí phục vụ chiến đấu đêm 13-7-1972, tại thôn Nam Sơn, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Các nhân chứng lịch sử xúc động ôn lại nhiệm vụ vận chuyển vũ khí và sự hy sinh anh dũng của 23 đồng chí trong đêm 13-7-1972, tại mảnh đất Nam Sơn máu lửa năm xưa.