Những năm qua, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” luôn được Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo và đã trở thành phong trào hoạt động chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, chiến sĩ toàn đơn vị. Qua triển khai thực hiện, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác, hết lòng bám dân, bám địa bàn, bám biên giới bằng tinh thần “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, trọn đời cống hiến vì sự bình yên và phát triển bền vững của biên cương.
Đa Lộc (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) là xã có gần 80% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Giờ đây, cuộc sống của người dân Đa Lộc đổi thay từng ngày, nhờ địa phương triển khai thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước cùng sự phấn đấu vươn lên của người dân.
Ngày 23/5, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh BĐBP.
Sau 2 năm thực hiện Quy định số 01-QĐ/TU ngày 3/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu về chỉ định tăng thêm và nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của cấp ủy viên là cán bộ đồn Biên phòng tham gia cấp ủy cấp huyện, cấp xã biên giới; vai trò của các đồng chí cán bộ đồn Biên phòng tham gia cấp ủy địa phương đã từng bước được khẳng định rõ nét. Qua đó đã làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân ở khu vực biên giới trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt vùng biên giới.
Bằng trách nhiệm và tấm lòng người lính, hàng chục năm qua, cùng với việc tuần tra bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, BĐBP Hà Giang và Cao Bằng đã có nhiều phong trào, mô hình, cách làm hay để giúp cho nhân dân khu vực biên giới từng bước thoát nghèo, vươn lên cuộc sống ấm no.
Chiều 22/5, Hội Cựu chiến binh tỉnh Kon Tum và Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum phối hợp tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp hoạt động, giai đoạn 2023-2027.
Những năm qua, Đảng ủy BĐBP Bình Định đã triển khai thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nhiều biện pháp hiệu quả, làm chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới biển tỉnh Bình Định.
Ngày 19/5, Bộ Chỉ huy BĐBP Ninh Thuận phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình phối hợp, giai đoạn 2017-2022 và ký kết chương trình phối hợp, giai đoạn 2023-2025.
Nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), các đơn vị BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên khu vực biên giới.
Chiều 18/5, Đồn Biên phòng Ra Mai, BĐBP tỉnh Quảng Bình tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày Thành lập (19/5/2003 - 19/5/2023). Dự và phát biểu chỉ đạo có Đại tá Trịnh Thanh Bình, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Bình; đồng chí Bùi Anh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tham dự buổi lễ còn có đồng chí Nguyễn Hoài Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Ngày 7/5, Đồn Biên phòng Nhơn Hưng và Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (BĐBP tỉnh An Giang) phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức Lễ bàn giao “Máiấm biên cương” cho 2 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở địa bàn thị xã Tịnh Biên.
Chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023), các đơn vị Biên phòng trên hai tuyến biên giới đã chủ trì, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Thời gian qua, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Thuận An, BĐBP Đắk Nông đã tích cực triển khai nhiều mô hình thiết thực, chung sức cùng địa phương giúp các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Bà con dân tộc thiểu số đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và trồng trọt. Kết quả đó có một phần đóng góp không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCK Thuận An và các đơn vị đứng chân trên địa bàn biên giới.
Nhiệt tình, năng nổ, xung kích, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, đó là những phẩm chất cao quý của người Đội trưởng Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Quy Nhơn, BĐBP Bình Định - Trung úy Lê Công Bằng. Sinh ra và lớn lên tại miền đất giàu truyền thống cách mạng ở xã Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, với tình yêu màu xanh áo lính, cùng ước mơ được trở thành sĩ quan Biên phòng, chàng thanh niên Lê Công Bằng đã không ngừng quyết tâm, phấn đấu để đạt được hoài bão của mình.
Thoắt ẩn thoắt hiện giữa những cánh rừng cao su dưới chân núi Phượng Hoàng, quốc lộ 19 đi qua cặp cửa khẩu quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (Việt Nam) và Ozadao (Campuchia) là cửa ngõ thông thương quan trọng bậc nhất trên vùng tam giác phát triển. Gần nửa thế kỷ qua, ẩn chứa trên cung đường này là những nốt thăng trầm trong tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia, ở đó có cả những thuận lợi và thử thách đan xen. Lịch sử là con đường bất tận để kết nối quá khứ với tương lai, nhưng ở “thì hiện tại”, chỉ một thoáng trải nghiệm ngắn ngủi thôi cũng đủ để cảm nhận tình đất, tình người trên biên giới…