Kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc và quán triệt quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách vận dụng vào sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới (BVBG) quốc gia; đặc biệt, ngày 22-2-1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 16-HĐBT về việc tổ chức Ngày Biên phòng 3-3 hằng năm, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị (HTCT), toàn dân, toàn quân tham gia BVBG.
Thực hiện kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm, đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới trong thời gian cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, BĐBP các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã lập được nhiều thành tích, góp phần kéo giảm tội phạm, buôn lậu, giữ vững bình yên tuyến biên giới.
Với phương châm “Truyền thống, nghĩa tình, tự nguyện”, trong những năm qua, Ban Liên lạc truyền thống (LLTT) BĐBP tại thành phố (TP) Hồ Chí Minh đã vận động các cơ quan, tổ chức và cá nhân có tấm lòng hảo tâm thực hiện nhiều chương trình, hoạt động thiết thực giúp đỡ đồng đội và người dân nghèo. Những việc làm ý nghĩa đó là nguồn động viên to lớn đối với những cựu binh Biên phòng có hoàn cảnh khó khăn và bà con nhân dân trên địa bàn biên giới.
Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11-11-2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022. Luật gồm 6 chương, 36 điều, quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lựclượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng. Nhìn lại quá trình xây dựng, ban hành Luật BPVN và những yêu cầu về tổ chức thực hiện trong thời gian tới có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong tình hình hiện nay.
Năm 2020, ngoài nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, phòng chống các loại dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19; tham gia xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, BĐBP An Giang còn làm tốt công tác đối ngoại biên phòng, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển với nước bạn Campuchia, không để dịch Covid-19 xâm nhập qua biên giới.
Thực hiện kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới trong thời gian cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, BĐBP các tỉnh, thành phía Nam đã lập được nhiều thành tích xuất sắc, góp phần kéo giảm các loại tội phạm, đặc biệt là buôn lậu, giữ vững bình an trên tuyến biên giới.
Cung đường ấy thoắt ẩn, thoắt hiện giữa đại ngàn biên giới, ngày cuối năm được phủ trắng một màu sương. Với những người lính Biên phòng, cung đường ấy- đường tuần tra biên giới như huyết mạch chảy trong cơ thể, dẻo dai mà mạnh mẽ, “đỏng đảnh”, “khó tính” nhưng vô cùng gần gũi thân thương. Nếu ví cung đường tuần tra là khung dệt, thì lính Biên phòng chính là những con thoi: Con thoi lướt trên khung dệt để làm nên những kiệt tác làm đẹp cho đời…
Hiện nay, lựclượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đang tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia một cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng BĐBP cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Nằm trên vùng “Tam giác phát triển” 3 nước Đông Dương, tỉnh Gia Lai có đường biên giới dài hơn 90km, tiếp giáp với tỉnh Rattanakiri (Vương quốc Campuchia). Khu vực biên giới tỉnh hiện có 50 thôn làng thuộc 7 xã, 3 huyện với tổng dân số gần 50 ngàn người, với nhiều thành phần dân tộc anh em sinh sống. Những năm qua, tỉnh Gia Lai đã có nhiều chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nhân dân vùng biên giới. Trong “bức tranh” sống động đó có dấu ấn đậm nét của những người lính Biên phòng...
Quản lý, bảo vệ gần 300km đường biên giới trên vùng ngã ba Đông dương, tiếp giáp với 3tỉnh Sê Kông, Attapeu (Lào) và Ratanakiri (Campuchia), có thể nói, ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đặt ra nhiệm vụ rất nặng nề đối với BĐBP Kon Tum. Từ công tác đối ngoại, cùng nhau quản lý, bảo vệ biên giới, xây dựng địa bàn hai bên biên giới đoàn kết, ổn định và phát triển, đến việc triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh phòng chống hiệu quả mọi mối nguy cơ gây hại đến an ninh vùng biên giới... Năm 2020 là năm đầy nỗ lực vượt khó của những người lính Biên phòng trên vùng ngã ba Đông Dương.
Thực hiện kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm, đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại (BL,GLTM), vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới trong thời gian cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2021, BĐBP các tỉnh, thành phía Nam đã lập được nhiều thành tích, góp phần kéo giảm tội phạm, buôn lậu, giữ vững bình yên tuyến biên giới.
Ngày 4-2, tại cửa khẩu quốc tế Dinh Bà (xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp), đoàn công tác của lựclượngvũtrangtỉnh Prâyveng, Campuchia gồm Ty Công an, Tiểu khu quân sự và Bộ Chỉ huy Hiến binh đã thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ BĐBP Đồng Tháp.
Diễn ra từ ngày 25/1-1/2/2021 tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp, để lại dấu ấn đậm nét về một Đại hội "Đoàn kết-Dân chủ-Kỷ cương-Sáng tạo-Phát triển."
Tham gia đường dây mua bán ma túy từ Campuchia về TP Hồ Chí Minh do Oanh Hà - chị gái "trùm" giang hồ Dung Hà điều hành, 8 bị cáo lãnh án với cáo buộc mua bán trái phép tổng cộng 100 kg ma túy.
Ngày 15-2-1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (QGPMNVN) được thành lập, đáp ứng yêu cầu cần có lựclượngvũtrang (LLVT) làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau 15 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, ngày 7-7-1976 QGPMNVN đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình.