Ngày 8/3/2023, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Theo đánh giá tại hội nghị, năm 2022, tình hình thời tiết, khí hậu thủy văn, thiên tai, tai nạn trên biển và khu vực biên giới đất liền ở hầu hết các vùng, miền trên cả nước diễn ra hết sức phức tạp, các hình thái thời tiết cực đoan gia tăng. Tuy nhiên, với tinh thần, ý chí trách nhiệm chính trị cao, nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh, các đơn vị BĐBP đã chủ động, sẵn sàng trong mọi tình huống thiên tai, tổ chức TKCN, cứu hộ kịp thời, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Nhiều năm qua, Đại úy QNCN Nguyễn Viết Lam, phóng viên Báo Biên phòng đã trích một phần tiền lương, nhuận bút hằng tháng để hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống ở khu vực biên giới được đến trường học tập.
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Sóc Trăng, thiên tai trong 2 ngày qua đã làm 3 người chết, 2 người mất tích, 1 người bị thương.
Thực hiện quan điểm của Đảng ta về xây dựng, phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” và lời dạy của Bác về tư tưởng “lấy dân làm gốc”, ngay từ khi mới thành lập (ngày 3/3/1959), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (nay là Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP) đã chỉ đạo các đơn vị trên cả nước phát huy sức mạnh toàn dân trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Đây là “kế sách giữ nước” từ sớm, từ xa của BĐBP trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Cuối ngày thực hiện nhiệm vụ giúp nhân dân xã Tà Cạ khắc phục hậu quả lũ quét, Binh nhất Cự Bá Lầu, Đồn Biên phòng Mỹ Lý, BĐBP Nghệ An lại được chỉ huy đơn vị tạo điều kiện xuống Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An để thăm con gái đang điều trị bệnh. Những lần gặp chồng, chị Cử Y Ia (vợ anh Lầu) lại động viên chồng yên tâm thực hiện nhiệm vụ giúp dân.
Thay vì trao tặng tiền mặt, nhu yếu phẩm, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị tư vấn các nhà hảo tâm trao “chiếc cần câu” là con, cây giống, làm nhà, xây dựng các công trình phúc lợi để người dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Thêm việc là thêm vất vả, nhưng những người lính Biên phòng vẫn sẵn sàng “tính giúp” đồng bào hướng phát triển kinh tế gia đình để vươn lên thoát nghèo.
Một trận lũ lịch sử khiến gần như cả thành phố Đà Nẵng chìm trong biển nước. Có lẽ, người dân thành phố này sẽ không bao giờ quên đêm ngày 14/10 - một đêm rất dài khi lũ bủa vây. Và trong cơn lũ dữ ấy, những người lính Biên phòng Đà Nẵng đã không quản đêm tối, gió mưa, hiểm nguy để ứng cứu tính mạng, tài sản cho nhân dân.
Đã ngoài 90 tuổi, nhưng Đại tá Nguyễn Hữu Tài, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam vẫn nhớ nguyên vẹn những ngày tham gia chiến dịch Tây Bắc. Kể lại ký ức 70 năm trước, ông rơm rớm nước mắt, nghẹn lời xúc động: “Tôi may mắn là vẫn còn minh mẫn đến ngày hôm nay, trong khi nhiều chỉ huy, đồng chí, đồng đội của tôi không còn nữa. Hôm nay, tôi thực sự xúc động vì trời cho mình khỏe mạnh để kể với mọi người về trận đánh diễn ra từ 70 năm trước, để minh chứng cho quyết tâm thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch Tây Bắc”.
Trận lũ quét xảy ra đầu tháng 10 khiến cho nhân dân huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An phải gánh chịu rất nhiều thiệt hại về tài sản. Sau lũ, hàng nghìn người trong và ngoài tỉnh đã về địa bàn huyện biên giới hỗ trợ để bà con sớm ổn định cuộc sống, số lượng người đông, nhiều thành phần khiến nguy cơ mất an ninh, an toàn địa bàn tăng cao. Do đó, cùng với nhiệm vụ giúp dân khắc phục hậu quả lũ quét, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang đã tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự địa bàn để các hoạt động ủng hộ diễn ra an toàn.
Mưa lớn xảy ra đúng thời điểm triều cường đã gây ngập diện rộng tại Đà Nẵng, ước thiệt hại sơ bộ ban đầu do mưa lũ trên địa bàn thành phố tính đến 14 giờ ngày 18/10 là 1.486,505 tỷ đồng.
Những ngày vừa qua, mưa lũ gây nhiều thiệt hại về tài sản và tính mạng của người dân khu vực miền Trung. Trong cơn hoạn nạn, các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) BĐBP đội mưa, dầm mình trong nước lũ, giúp người dân di dời tài sản, hỗ trợ đồ ăn, nước uống, thu dọn vệ sinh, khắc phục các điểm sạt lở, thông tuyến giao thông.
Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các bộ, cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo, khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ để hỗ trợ người dân sớm ổn định đời sống.
Đó là chia sẻ của nhiều gia đình ở địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng khi nhắc tới cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hải Vân, BĐBP thành phố Đà Nẵng, khi được các anh cứu sống trong đêm mưa lũ dữ dội vừa qua.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5, từ đêm ngày 14, ngày 15/10/2022, tại khu vực biên giới các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng xảy ra mưa lớn kéo dài. Mưa lũ đã 3 người chết, hàng ngàn ngôi nhà bị ngập nước, hàng ngàn người dân phải sơ tán ngay trong đêm.
Thực hiện quan điểm của Đảng ta về xây dựng, phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” và lời dạy của Bác về tư tưởng lấy “dân là gốc”, ngay từ khi mới thành lập (3/3/1959), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo các tỉnh, thành, đơn vị Biên phòng trên cả nước phát huy sức mạnh của nhân dân, của đồng bào dân tộc trên dọc các tuyến biên giới trong quản lý, bảo vệ biên giới. Đây là “kế sách giữ nước” từ sớm, từ xa của BĐBP trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.