Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ bảy, 30/09/2023 07:09 GMT+7
Nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực đến với trẻ em khu vực biên giới trong dịp Tết Trung thu

Nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực đến với trẻ em khu vực biên giới trong dịp Tết Trung thu

Với mong muốn mang đến cho các cháu thiếu niên, nhi đồng một cái Tết Trung thu ý nghĩa, ấm áp, tràn ngập niềm vui, thời gian qua, các đơn vị BĐBP đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm và các nhà trường trên khu vực biên giới tổ chức các hoạt động ý nghĩa, thiết thực.

Rộn ràng Tết Trung thu trên khắp nẻo biên cương

Rộn ràng Tết Trung thu trên khắp nẻo biên cương

Để các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới có một cái Tết Trung thu đầm ấm, vui tươi và ý nghĩa, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho các cháu thiếu niên, nhi đồng.

Tết Trung thu gắn kết nghĩa tình hai bên biên giới

Tết Trung thu gắn kết nghĩa tình hai bên biên giới

Tiếng trống lân rộn ràng, mâm cỗ với đầy đủ những vật phẩm như bánh Trung thu, kẹo, trái cây các loại... đã được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập (BĐBP Quảng Trị), nhóm thiện nguyện Đồng Cảm (Đà Nẵng), Trung tâm thừa kế, ứng dụng y học cổ truyền Thiện Lành (Quảng Trị) tổ chức vào ngày 23/9/2023. Thông qua hoạt động ý nghĩa này đã mang đến bầu không khí vui tươi cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 2 xã Hướng Lập, Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và học sinh Trường Tiểu học, Trung học cơ sở bản A Via, cụm bản La Cồ, huyện Sê Pôn, tỉnh Sa Vẳn Na Khệt, Lào.

BĐBP An Giang khai giảng lớp đào tạo kỹ năng tiếng Khmer cho cán bộ
Mang con chữ, tri thức đến với đồng bào nơi biên giới Mường Lạn

Mang con chữ, tri thức đến với đồng bào nơi biên giới Mường Lạn

Nhiều năm qua, với tình thương, trách nhiệm, luôn coi đồng bào các dân tộc như anh em ruột thịt, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Sơn La đã không quản nắng mưa, hằng ngày mang con chữ đến với nhân dân ở khu vực biên giới. Việc làm ý nghĩa đó đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm và góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào vùng biên.

Thanh Hóa: Khai giảng lớp học xóa mù chữ cho phụ nữ dân tộc Mông

Thanh Hóa: Khai giảng lớp học xóa mù chữ cho phụ nữ dân tộc Mông

Thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2023, ngày 19/9, tại bản Pa Búa (xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa), Đồn Biên phòng Trung Lý (BĐBP Thanh Hóa) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát, Hội Phụ nữ xã Trung Lý, Trung tâm giáo dục cộng đồng xã Trung Lý tổ chức khai giảng lớp học xóa mù chữ, xóa tái mù cho 30 học viên là hội viên phụ nữ và nhân dân bản Pa Búa.

Cô giáo cắm bản nơi nhiều không

Cô giáo cắm bản nơi nhiều “không”

Tận tâm, giỏi nghề, mến trẻ, trách nhiệm và gương mẫu là những ấn tượng của phụ huynh học sinh và bạn bè đồng nghiệp nói về cô giáo Vi Thị Hương, sinh năm 1993, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Mỹ Lý 2, xã Mỹ Lý, huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

Lớp học đêm vùng biên giới

Lớp học đêm vùng biên giới

Những tiếng “ê a” đánh vần trong ánh đèn đêm của điểm trường vùng biên giới làm không gian rộn rã dần lên. Lớp học đặc biệt ban đêm miền biên viễn ấy dành cho các chị, các mẹ người đồng bào và cả những người Lào theo học.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.

Về Lai Châu gặp những tinh hoa nắm giữ di sản văn hóa dân tộc

Về Lai Châu gặp những tinh hoa “nắm giữ” di sản văn hóa dân tộc

Lai Châu - miền đất địa đầu phía Tây Bắc, nơi có 20 dân tộc cư trú. Mỗi dân tộc là một kho tàng văn hóa dân gian riêng có. Được cho là “bảo bối”, nắm giữ những “túi khôn” của dân tộc mình, đó là các nghệ nhân dân gian - những người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ hôm nay.

Những nghệ nhân dân gian giữ nét đẹp văn hóa

Những nghệ nhân dân gian giữ nét đẹp văn hóa

Nghệ nhân dân gian được ví như con tằm rút ruột nhả tơ cả đời gắn bó văn hóa truyền thống bằng niềm đam mê và sự cống hiến. Họ là những người thầy có thể không có “thù lao” khi lên lớp, sớm tối say mê đến từng bản làng để sưu tầm, lưu giữ sách cổ, làn điệu, nghi lễ cổ truyền... Mùa Xuân có bao điều mới mẻ! Những nghệ nhân gạo cội ấy vẫn tiếp tục hành trình gìn giữ nét đẹp văn hóa, cùng với đó là bao điều ước vọng.

Thầy giáo mang quân hàm xanh gieo chữ, xóa mù trên đỉnh Trường Sơn

Thầy giáo mang quân hàm xanh gieo chữ, xóa mù trên đỉnh Trường Sơn

Hàng trăm phụ nữ dân tộc Vân Kiều, Pa Kô lớn tuổi ở 2 xã biên giới Ba Tầng và A Dơi, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đều gọi anh là thầy. Những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở hai bên biên giới cũng gọi anh bằng hai tiếng: thầy giáo! Người lính Biên phòng được người dân gọi hai chữ trân trọng này là Đại úy Hồ Văn Hữu, hiện đang công tác tại Đồn Biên phòng Ba Tầng, BĐBP Quảng Trị.

Tân Thủ tướng Hun Manet: Người kế nhiệm xứng đáng

Tân Thủ tướng Hun Manet: Người kế nhiệm xứng đáng

Chính khách Hun Manet, ngôi sao sáng nhất trên vũ đài chính trường Campuchia hiện tại, người được đông đảo các tầng lớp nhân dân Campuchia mong chờ nhất đã chính thức được Quốc vương Norodom Sihamoni sắc phong làm Thủ tướng Campuchia nhiệm kỳ Quốc hội khóa VII ngày 7/8. Và ngày 22/8, Quốc hội Campuchia đã bầu ông Hun Manet làm Thủ tướng mới của nước này với sự nhất trí của toàn bộ các nghị sỹ.

Cuối tuần xuống phố ngóng cồng chiêng

Cuối tuần xuống phố ngóng cồng chiêng

Những sinh hoạt đời thường, những sản vật vùng cao, những hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí... của đồng bào dân tộc thiểu số đã không còn bó hẹp nơi núi rừng mà đã lan tỏa xuống phố, mang đến cái nhìn khác lạ và đầy cảm xúc trong lòng du khách và người dân.

Bế giảng lớp dạy chữ và tiếng Khmer cho học sinh khu vực biên giới biển Sóc Trăng
ZALO