Trong những năm qua, BĐBP Nghệ An đã triển khai hiệu quả Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biênphòng” do Bộ Tư lệnh BĐBP phát động. Căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị tiếp tục báo cáo, xin ý kiến cấp trên huy động nguồn lực hỗ trợ các em học sinh trong chương trình khi đủ điều kiện theo học tại các trường cao đẳng, đại học.
Đối với những người lính trẻ thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ làm nhiệm vụ bảo vệ Lăng Bác hôm nay, nhiệm vụ được “canh giấc ngủ Bác Hồ” có lẽ là nhiệm vụ thiêng liêng chứa đựng nhiều xúc cảm. Bởi các anh đứng đây đâu chỉ canh một bóng hình, một con người cụ thể, mà là canh cho “tinh thần Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh” luôn tỏa sáng, soi rọi cho cách mạng Việt Nam vững bước tới tương lai. Các anh đang tiếp tục gánh trên vai mình trọng trách mà Trung đoàn 600 anh hùng thuộc lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT), nay là BĐBP, đơn vị được Bác Hồ tặng cho danh hiệu “Thanh kiếm báu” của Đảng đã hoàn thành xuất sắc.
Đường lên biên giới, xe nghiêng nghiêng đèo dốc. Giai điệu khỏe khoắn, đầy tự hào của ca khúc “Hành khúc Biênphòng” của Đại tá, nhạc sĩ Hoàng Long khiến cung đường như gần lại, tất cả đoàn đều sôi nổi hát theo. Phần điệp khúc là trọn vẹn 4 câu thơ Bác tặng những chiến sĩ quân hàm xanh tại Đại hội chiến sĩ thi đua Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, năm 1962. Sau đó, giai điệu uyển chuyển: “Lời Bác thiết tha là khúc quân hành ca/ Chúng con lên đường bảo vệ biên cương...” khiến tôi quyết tâm tìm hiểu sâu hơn về những ca khúc nói lên tình cảm kính yêu của quân dân biên giới đối với vị cha già dân tộc.
Ngoài nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với nước bạn Lào, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biênphòng Đăk Blô, BĐBP Kon Tum còn thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng” giúp đồng bào các dân tộc dưới chân núi Nồi Cơm từng ngày thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ngày 15-5, tại tỉnh Bình Phước (Việt Nam) và tỉnh Kratie (Campuchia), đã diễn ra Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòngbiên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ nhất. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại tướng Samdech Pichey Sena Tea Banh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Campuchia đồng chủ trì các hoạt động giao lưu.
Trong hành trình làm báo, có thể nói, tôi có nhiều cơ duyên gặp được những đề tài hay, những nhân vật tiêu biểu, mẫu mực mà mỗi khi viết về đề tài ấy, con người ấy, trong tôi luôn có những xúc cảm đặc biệt, luôn muốn dành những câu từ chau chuốt nhất để viết. Năm 2014, khi về dự lễ khánh thành Bảo tàng Đồng quê của gia đình Thiếu tướng Hoàng Kiền, tôi có dịp gặp gỡ Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn.
Ngày 14-5, Chi đoàn Đồn Biênphòng Phú Tân (BĐBP Tiền Giang) và Đồn Biênphòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái (BĐBP Quảng Ninh) phối hợp với các đơn vị tổ chức các hoạt động hướng về biên giới, biển, đảo.
“Mê Kông chảy/ Cây lao đá đổ/ Ngẫm nghĩ voi đi/ Thác Khôn cười trắng xóa/ Lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương/ Những trưa hè ngun ngút nắng Trường Sơn/ Rừng Lào - Miên rộng quá/ Dân Lào - Miên mến yêu/... Ta cởi áo lội dòng sông ta hát/ Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát...” - Từ vùng biên giới xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang đang mùa lúa chín vàng, dưới tán lá mướt xanh của những rặng thốt nốt đang mùa hoa dậy hương ngầy ngậy, tôi lắng nghe vẳng từ chốt Biênphòng giọng anh lính người miền Tây ngâm nga những câu thơ trong bài “Cửu Long giang ta ơi” của cố nhà thơ Nguyên Hồng.
Dòng Sê Rê Pốk bắt nguồn từ Đắk Lắk là phụ lưu quan trọng của sông Mekong, vắt ngang Buôn Đôn - địa bàn quản lý của Đồn Biênphòng Sê Rê Pốk, BĐBP Đắk Lắk rồi chảy ngược về Tây, “xuất cảnh” qua biên giới vào khu vực biên giới Me Ruch của nước bạn Campuchia. Trong nhiều thế kỷ trước đây, dòng sông là một trong những con đường giao thương quan trọng giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Kể từ cuối năm 2016 đến nay, ánh sáng của tình hữu nghị giữa BĐBP Việt Nam và Công an Campuchia luôn tỏa sáng.
Tỉnh Nghệ An có gần 39% dân số sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, những năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh triển khai nhiều hoạt động, chương trình, dự án củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giúp dân phát triển kinh tế, xã hội. Những kết quả đạt được đã góp phần thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi tỉnh Nghệ An.
Trung tướng Trần Linh, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Bộ đội Biênphòng (BĐBP) đã chia sẻ với chúng tôi điều đó khi ông trả lời phỏng vấn cho loạt phim tài liệu “Những trang sử biên thùy”. Sở dĩ ông nói vậy là trong suốt chặng đường 42 năm quân ngũ, kinh qua nhiều vị trí công tác tại các quân khu, quân đoàn, thì 15 năm công tác tại Bộ Tư lệnh BĐBP là khoảng thời gian bản lĩnh, trí tuệ của ông được phát huy cao độ với nhiều cống hiến quan trọng. Một ngày chớm hè cuối tháng 4-2022, mây trắng biên thùy đã đón vị tướng bản lĩnh và trung hậu ấy về “thế giới những người hiền”, để lại bao tiếc thương cho gia đình cùng đồng chí, đồng đội.
Lịch sử cho thấy, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia luôn có mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống tốt đẹp, luôn hết lòng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Trên dọc dài biên giới các tỉnh Tây Nguyên từ cột mốc ba biên trên vùng ngã ba Đông Dương (Kon Tum) đến chốt kiểm soát 470, thuộc Đồn Biênphòng (BP) Bu Cháp, BĐBP Đắk Nông, mối tình tốt đẹp đó được duy trì ở mọi cấp độ; từ ngoại giao cấp nhà nước, các cấp chính quyền, đến đối ngoại quốc phòng, an ninh, ngoại giao nhân dân, hai bên luôn dành cho nhau tình cảm vô tư, trong sáng nhất. Điều này càng được thể hiện đậm nét khi đối diện với những mối hiểm họa đến từ tự nhiên, đặc biệt là “cuộc chiến” chống đại dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức căng thẳng hiện nay…
Một phút sơ sểnh của người thân khiến bé gái 7 tháng tuổi bị rơi xuống biển Hạ Mai (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) vào sáng sớm ngày 28-4. Với nhiều người, bé gái thoát được lưỡi hái tử thần là một kì tích, nhưng những người trong cuộc thì hiểu rằng, đó là nhờ sự nhanh nhạy, trách nhiệm của những người lính Đồn Biênphòng Ngọc Vừng, BĐBP Quảng Ninh.
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã trở thành một trong những chiến công chói lọi, như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX trong lịch sử dân tộc; là kết quả sự hội tụ của nhiều nhân tố, trong đó có bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia biển. Trong những năm qua, nhiều cơn bão mạnh càn quét qua miền Trung, nếu theo sát tình hình, sẽ nhận thấy rằng, có rất nhiều ngư dân dày dạn kinh nghiệm biển cả, chấp nhận sống chung với thiên tai, bão lụt… Người trong đất liền chỉ nghe qua thấy rợn người lo sợ nhưng với người línhBiênphòng ở các vùng biển họ thấu hiểu những gian nan của người dân biển, để tìm cách sẻ chia, hỗ trợ nhân dân bằng “mệnh lệnh trái tim”.