Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ V và LễhộiOkOmBok-Đua ghe Ngo, là sự kiện văn hóa có ý nghĩa sâu sắc, nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Không gian văn hóa, du lịch và nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam là chương trình hoạt động tháng 10 với chủ đề “Ấn tượng miền Tây”, do Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức tại không gian của Làng từ 1 đến 31/10.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Trưởng ấp Vườn Bưởi, xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết, vì đại dịch Covid-19 nên đã lâu rồi mới gặp ông Văn Von, Trưởng phum Cooc Tho Mo, xã Tuần Lung, huyện Mê Mốt, tỉnh Tbong Khmum, Vương quốc Campuchia. Câu chuyện của hai địa phương sau 5 năm kết nghĩa vẫn tập trung quanh chuyện xóa đói, giảm nghèo.
Sáng 5-5, tại xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã diễn ra Hội nghị Sơ kết 5 năm kết nghĩa giữa ấp Vườn Bưởi, xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước và phum Cooc Tho Mo, xã Tuần Lung, huyện Mê Mốt, tỉnh Tbong Kmum, Vương quốc Campuchia.
Trong các bản lược sử về miền đất Tây Nam Bộ, các sử gia đều ghi lại và thừa nhận rằng, LễhộiOkOmBok - Đua ghe ngo của dân tộc Khmer diễn ra hằng năm chính là nhịp đập văn hóa tiêu biểu của cả miền đồng bằng sông Cửu Long. Vì tình hình Covid-19 tại khu vực này chưa được kiểm soát an toàn, nên kỳ đua ghe ngo 2021 dự kiến diễn ra vào 2 ngày 18 và 19-11 tới đây vừa được tỉnh Sóc Trăng ra thông báo hoãn, đồng nghĩa với cuộc đua ghe và nhiều hạng mục lễhội kèm theo sẽ không được diễn ra.
Tại các địa phương khu vực Tây Nam Bộ có đông đồng bào Khmer sinh sống như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, từ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào Khmer, nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc đã được giới thiệu tới du khách trong và ngoài nước.
Cộng đồng người Khmer Nam bộ có hơn 1,3 triệu người, sinh sống tập trung tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, trong đó, đông nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang... Đặc biệt, đồng bào Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang kế thừa một di sản văn hóa vô giá, với nhiều loại hình nghệ thuật rất độc đáo như hát múa rô băm, nghệ thuật sân khấu kịch hát dù kê, nghệ thuật điêu khắc, trang trí, hội họa, âm nhạc, hát, múa, văn học dân gian…
Đồng bào Khmer Nam bộ có 8 dịp lễ trọng trong một năm, trong đó chỉ có một ngày lễ Chol Chnam Thmay vào năm mới giữa tháng 4 theo tích Balamon giáo. Còn lại 7 ngày lễ khác đều là lễ Phật mà lễ cúng trăng (OkOmBok) diễn ra vào những ngày trăng sáng của tháng 10 âm lịch là ngày lễ quan trọng hơn cả đối với dân tộc sùng đạo Phật như người Khmer.
Nằm liền kề nhau, chung một đường biên giới, là láng giềng nghĩa nặng, tình sâu, những năm qua, khóm Xuân Bình, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (Việt Nam) và ấp Tà Rưng, xã Phnum Đen, huyện Ki Ri Vông, tỉnh Tà Keo (Campuchia) luôn giữ vững và phát huy mối quan hệ đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chung tay phòng chống thiên tai, dịch họa, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển.
Ở miền Nam có rất nhiều ngôi chùa cổ. Và mỗi ngôi chùa đều gắn với những địa danh, lịch sử của vùng đất, con người nơi đây. Đặc biệt, có những ngôi chùa dọc biên giới Tây Nam còn gắn với các giai thoại, với công cuộc bảo vệ biên cương, bờ cõi của cha ông ta.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) luôn được xem là vùng đất "giàu có" về lễhội truyền thống dân gian đặc sắc, phản ánh đậm nét phong tục tập quán, hồn cốt tinh thần của người dân như các lễhội Chôl-Chnam-Thmây, Ok-Om-Bok, đua ghe ngo, đua bò, lễhội vía Bà Chúa xứ Núi Sam, lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, lễ cúng danh nhân Thoại Ngọc Hầu… Tuy nhiên, tiềm năng du lịch này vẫn đang còn bỏ ngỏ và chưa được khai phá một cách hiệu quả.
Từ lâu, ở vùng Ba So, xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong. Thứ nếp này khi được đồng bào Khmer ở đây đồ thành xôi thì dẻo và có vị thơm đặc biệt, còn khi chế biến thành cốm lại có thêm hương vị thật ngọt ngào, thanh mát. Cho đến bây giờ, từ sáng tinh mơ đến khi hoàng hôn phủ bóng, ở Ba So vẫn vang lên những nhịp chày giã cốm...
Nhắc đến Trà Vinh, người ta thường nghĩ đến những mái chùa Khmer cổ kính thấp thoáng dưới bóng những tán cây sao, cây me, cây dầu hàng trăm năm tuổi. Điều đặc biệt, những đặc trưng ấy đều hội tụ ở ao Bà Om (ấp Tà Cú, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, Trà Vinh).
Tối 18-11, tại Làng văn hóa Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" với các hoạt động văn hóa đặc sắc phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc của các vùng miền.
Diễn ra từ ngày 14 đến 18-11, tại huyện Gò Quao, Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ VII năm 2013, được tổ chức đúng vào dịp LễhộiOk-om-bok - một sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và Kiên Giang nói riêng.