Ngày 22/8, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Hương Khê tổ chức Lễ hội Tết Lấp Lỗ (KLốp Lộ) cho đồng bào dân tộc Chứt (Mã Liềng) ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội) từ giữa tháng 5/2023, sau những ngày của tuần mưa đón mùa Hạ, là một triển lãm được ví như một “bản giao hưởng” đón nắng tưng bừng mang tên “Xứ Mường”. Triển lãm của 5 tác giả đều sinh ra, hoặc lớn lên thấm đẫm từ nguồn nước róc rách của văn hóa Mường ở Hòa Bình.
Akha là bộ tộc sống những ngôi làng nhỏ ở các vùng núi tại Thái Lan, Myanmar, Lào, Ấn Độ và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ở tại các quốc gia này, người Akha thuộc dân tộc thiểu số với số dân tổng cộng khoảng 400.000 người. Do những thay đổi về kinh tế và xã hội nhanh chóng ở các khu vực có người Akha sinh sống, nên nỗ lực duy trì khía cạnh truyền thống của cuộc sống người Akha ngày càng khó khăn.
Lễcúng bản (Căm bản) diễn ra vào dịp đầu năm theo lịch của cộng đồng dân tộc Lào có ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp cho bản làng.
Lễ hội Lùng Tùng còn được gọi là Lễ hội xuống đồng, đây là hoạt động tín ngưỡng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới.
Tục gọi hồn của người Thá; tục vỗ mông của người H’Mông, tục “bắt chồng” ở Tây Nguyên hay đi ăn trộm lấy may của người Lô Lô... là một số phong tục ngày Tết của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Năm 2011, Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao giai đoạn 2011-2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mang lại một không khí mới cho các bản của đồng bào dân tộc Cống nằm dọc theo biên giới của hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên. Sau 10 năm triển khai đề án, cuộc sống của đồng bào dân tộc Cống tỉnh Điện Biên cơ bản được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 80% xuống còn dưới 40%. Đặc biệt, người Cống ở vùng biên Mường Nhé là cộng đồng duy nhất còn duy trì được việc tổ chức Tết hoa mào gà, được bà con gọi là “Mền loóng phạt ai”.
Một “mùa vàng” nữa đã về nơi biên cương Mường Lát, Thanh Hóa trong niềm vui được mùa với thóc lúa đầy nhà của người dân. Hạt gạo trên vùng biên cương ấy giờ đây đã khoác lên mình một thương hiệu mới mang tên OCOP (mỗi xã một sản phẩm).
Là một trong ba bản thuộc vùng Lòm của xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, bản Dộ - Tà Vờng nằm dọc theo đường biên giới với nước bạn Lào đang trên đà về đích nông thôn mới, với kỳ vọng sẽ trở thành bản du lịch cộng đồng. Được quy hoạch đẹp đẽ, ngăn nắp, bản gồm hơn 50 nếp nhà tăm tắp nối nhau theo triền núi, những mảnh vườn đang mùa cho trái rực màu. Bà con quan niệm, nếu không sạch sẽ thì có lỗi với trời đất, thiên nhiên ban tặng cảnh sắc tươi nhuần này nên bà con rất có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Lễ hội Gầu Tào được bà con dân tộc Mông xã Tả Sử Choóng tổ chức vào tháng Chín - thời điểm mùa lúa chín vàng đẹp như tranh - trở thành một điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với huyện Hoàng Su Phì.
Danh thắng ruộng bậc thang gắn liền với cuộc sống cùng những tri thức canh tác truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai. Trong quá trình canh tác ruộng bậc thang, người Dao đỏ và một số dân tộc khác ở các xã vùng cao Sa Pa có nhiều nghi lễ độc đáo liên quan đến ruộng bậc thang như lễcúngruộng, lễ cơm mới…
Từ Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam nếu bạn muốn khám phá đảo Cù Lao Chàm, phương tiện thuận tiện nhất là tàu siêu tốc hành trình khoảng 20 phút, nếu đi bằng thuyền gỗ mất khoảng 60 phút. Năm 2009, Cù Lao Chàm trở thành điểm đến ưu thích của nhiều du khách khi khu vực này được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nằm trong khu vực này có chùa Hải Tạng. Ngoài việc phục vụ nhu cầu tâm linh, chùa Hải Tạng còn là chứng tích khẳng định chủ quyền lãnh thổ và là địa điểm tham quan kỳ thú cho du khách.
Ngày 20 tháng Giêng âm lịch là ngày kiêng gió đầu tiên trong năm của người Dao Đỏ. Đây là ngày kiêng gió đi rất quan trọng trong đời sống tâm linh có tính chất riêng tư, nhất nhất tuân thủ của các gia đình người Dao. Cũng chính họ còn có một ngày kiêng gió nữa, gọi là kiêng gió về vào ngày 20 tháng Hai âm lịch. Cho đến nay, người Dao Đỏ có thể thoải mái chia sẻ về phong tục này, khác với trước đây, khi hỏi về ngày lễ kiêng gió, họ thường im lặng.
Vừa mang ý nghĩa bảo tồn di sản văn hóa nghề truyền thống, vừa phát huy giá trị kinh tế nông nghiệp, du lịch, nhiều địa phương ở Lào Cai đã từng bước khôi phục và phát triển nghề làm cốm truyền thống.
Những chiếc giếng cổ là di sản có ý nghĩa lịch sử khẳng định nguồn cội, sự phát triển của hình thái xã hội và chủ quyền của cộng đồng dân cư đối với vùng đất ở. Vì vậy, trải qua nhiều biến động về đất đai, quy hoạch đô thị, thay đổi nơi cư trú tập trung, những chiếc giếng cổ vẫn được bảo tồn, có giá trị sử dụng đến ngày nay và trở thành đối tượng nghiên cứu trong tiến trình bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.