Tôi có ấn tượng sâu sắc với tấm áo trấn thủ Điện Biên với những đường may chéo hình quả trám. Mỗi đường may như gửi gắm vào đó bao tình cảm quân dân như “cá với nước”. Có lẽ, ít có tấm quân phục nào giản dị đơn sơ mà sống mãi trong ký ức người lính Điện Biên đậm nét như thế. 36 đường may trên áo là 36 đường gian khó, là những ngày rát bàn tay, rộp da tay, chân bấm võng nền đường mòn vẹt cả đế giày, đế dép để “kéo pháo vào” rồi “kéo pháo ra” thực hiện phương châm nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Đánh chắc, tiến chắc”.
Việc người nước ngoài cấu kết với người Việt Nam hình thành các đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia đã đặt ra những thách thức mới đối với lực lượng phòng, chống tội phạm trong việc ngăn chặn dòng chảy “cái chết trắng”. Trước tình hình trên, BĐBP Quảng Trị đã chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng xác lập và triệt phá thành công nhiều chuyên án, bắt giữ được nhiều đối tượng, thu giữ số lượng “khủng” về ma túy.
Giữa cảng cá Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chàng thuyền trưởng người Đà Nẵng nổi bật bởi dáng vẻ lịch lãm, nụ cười tươi, ăn nói nhẹ nhàng và thường nhắc đến trách nhiệm của ngư dân khi đánh bắt trên biển. Anh cũng tâm sự về việc phải vào tận Bình Định để tuyển bạn chài đi trên con tàu ĐNa 91059 TS, quanh năm vươn khơi, bám biển Hoàng Sa, Trường Sa để cùng BĐBP gìn giữ chủ quyền.
“Anh cứ hình dung xem, con tôm hùm giống mới đẻ ra nhỏ li ti màu trắng xóa, được nhập khẩu từ nước ngoài về nước ta, lên xuống bao nhiêu chặng máy bay, xe ô tô. Quá trình ươm nuôi đến khi bán lại cho những người nuôi tôm thịt giống như “đánh bạc” dưới đáy biển khi hằng ngày phải đối mặt với sóng to, gió lớn, rồi mưa, bão...”- Đó là chia sẻ đầy hấp dẫn của ông Dương Ngọc Thắng, thôn Nhơn Hội, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có 14 bản thì hầu hết là các bản đặc biệt khó khăn. Và Buốc Pát là bản khó khăn nhất. Cả bản Buốc Pát có 18 hộ thì toàn bộ đều là hộ nghèo và gần như các hộ này đã từng bị cuốn vào vòng xoáy của cơn bão ma túy. Nhưng 3 năm trở lại đây, khi những người đàn ông trở về sau lầm lỡ với lời hứa đoạn tuyệt với ma túy, những hy vọng đang được thắp lên.
“Tôi nguyện suốt đời đấu tranh để giành độc lập dân tộc. Nếu bị bắt, bị tra tấn cực hình, dụ dỗ, mua chuộc, tôi quyết không khai báo. Dù phải chịu tù đày, vẫn không nản chí, vào sống, ra chết, quyết không sờn lòng”. Đó là lời thề dưới cờ Đảng của đồng chí Chu Huy Mân trong ngày gia nhập Đảng, khi đồng chí mới 17 tuổi. Sắt son với lời thề thiêng liêng đó, những năm tháng trong lao tù của thực dân Pháp, đồng chí vẫn giữ vững tấm lòng kiên trung của người chiến sĩ cộng sản. Tấm gương của đồng chí để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm về sự hy sinh và lẽ sống của người cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay. Đây cũng là nhận định của Tiến sĩ Đặng Kim Oanh, Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử Đảng khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Biên phòng.
Trong ngôi nhà ấm cúng, yên tĩnh được dựng xây bằng nghĩa đồng chí, tình đồng đội tại phường Chiềng An, thành phố Sơn La, Đại úy Tòng Thị Khong lặng lẽ đứng trước ban thờ chồng. Trên ban thờ, những nén hương cháy đỏ trước di ảnh Đại úy, Anh hùng liệt sĩ Lù Công Thắng, Trợ lý trinh sát Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm, BĐBP Sơn La. Anh Thắng hy sinh năm 2010 trong một chuyên án đấu tranh với tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Sơn La.
Những “vòi bạch tuộc” từ bên kia biên giới đã vươn vào vùng Tây Bắc nhằm biến nơi đây thành điểm trung chuyển ma túy. Hàng loạt đường dây, toán, nhóm mua bán, vận chuyển “cái chết trắng” bị BĐBP và lực lượng chức năng triệt phá, bắt giữ thời gian qua đã cho thấy, đây là trận chiến lâu dài, chông gai và hết sức quyết liệt. Và trong cuộc chiến đó, đã có những mất mát, hy sinh của người lính quân hàm xanh trên tuyến biên cương khi ngăn chặn tội phạm ma túy... Với mong muốn góp phần ngăn chặn những chiếc “vòi bạch tuộc”, giữ vững cuộc sống, sự bình yên nơi đại ngàn Tây Bắc, phóng viên Báo Biên phòng thực hiện loạt bài “Quyết chặn ma túy trên tuyến biên cương”.
Trên khắp các bản làng người La Hủ và người Dao ở khu vực biên giới tỉnh Lai Châu hôm nay, lúa, ngô, cây ăn quả lên xanh ngút ngàn, đàn bò, đàn dê ngày càng nhiều hơn trên đồng cỏ, những ngôi nhà mới khang trang vững chắc đã thay thế cho những ngôi nhà cũ nát trước đây, tiếng học bài của trẻ nhỏ râm ran làng bản... Giờ đây, có sự đồng hành của những người lính mang quân hàm xanh, cuộc sống của bà con người La Hủ và người Dao đã bước sang trang mới với sắc màu của sự no ấm, đủ đầy.
Tập hồi ký “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa” của tác giả Nguyễn Thái Long - một người lính từng tham gia cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc vừa ra mắt độc giả sáng ngày 12/2/2023. Cuốn sách như những thước phim quay chậm đưa độc giả trở lại với một thời đạn bom khói lửa cách đây hơn 40 năm.
Trên vùng núi cao giáp biên giới Lào của tỉnh Quảng Nam, có những ngôi làng thuộc 4 xã vùng cao khu 7 vốn nghèo khó. Nhưng gần 10 năm trở lại đây, đời sống người dân đã khởi sắc khi cửa khẩu được mở; cây lúa nước và các cây trồng đặc sản như sâm ba kích, đẳng sâm đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân vùng cao.
Nằm cuối dòng sông Thoa chảy ra cửa biển, làng Mỹ Á (phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quàng Ngãi) vẫn giữ được nếp sống của làng quê truyền thống với những ngôi nhà ba gian êm đềm dưới tán dừa đu đưa bóng mát. Những ngày này, tới Mỹ Á, có thể cảm nhận được hương Xuân đến từ vị mặn mòi của biển. Người dân ở đây bảo rằng, từ xa xưa cho đến tân ngày nay, biển khơi là nơi nuôi sống dân làng, giúp người dân xứ biển Mỹ Á đi qua thời gian khó, chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp.
Ngày Xuân dưới chân núi Pen Biên, xã Đắk Prin, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được đồng bào các dân tộc và những người lính Biên phòng tổ chức trong không khí tưng bừng, ấm tình quân - dân. Thật thú vị khi bà con dựng nhiều lều trại và tổ chức hội thi nấu ăn sôi nổi. Vị giám khảo là cán bộ BĐBP bước tới mỗi lều (đại diện 1 thôn) chấm điểm các món đặc sản của đồng bào như thịt nướng trong ống lồ ô, gà nấu bột bắp, cơm lam, bánh sừng trâu…
Nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân, củng cố hệ thống chính trị, những năm qua, Đồn Biên phòng Hải Hòa, BĐBP Thanh Hóa đã chú trọng làm tốt công tác dân vận, đặc biệt ở vùng đồng bào Công giáo. Từ đó, tạo được sự đoàn kết trong nhân dân, sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xây dựng khu vực biên giới biển vững mạnh.
Chiều 7/1, Đại úy Trần Trọng Huấn, Đội trưởng đội Trinh sát đặc nhiệm, Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động, BĐBP Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Đồn Biên phòng Thuận (BĐBP Quảng Trị) và Công an huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị phát hiện, bắt giữ đối tượng vận chuyển pháo nổ trái phép từ biên giới vào nội địa.