Đã bước sang năm thứ 5, kể từ ngày cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Non Nước, BĐBP thành phố Đà Nẵng nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng Mai Thị Sây (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng). Những tình cảm chân thành, sự quan tâm của các anh là niềm vui tuổi già của mẹ. Cả cuộc đời mẹ đã dành cho cách mạng nên giờ là lúc những người lính Biên phòng thay mặt cho thế hệ đi sau “đáp nghĩa” công ơn của mẹ với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn…
Trong những năm gần đây, tình hình mua bán người trên tuyến biên giới biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều hướng diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các biện pháp, đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm mua bán người, kịp thời ngăn chặn các vụ việc và giải cứu các nạn nhân, góp phần giữ vững sự bình yên ở khu vực biên giới biển, đảo.
Đi dọc các tỉnh miền Trung, tôi thấy cảnh những ngôi nhà kiên cố ở phố thị đã đóng chặt cửa vào giờ phút bão đổ bộ, còn ở vùng ven biển, người dân bồng bế nhau đến nhà xây dựng kiên cố để tránh trú bão. Tuy cơ quan chức năng đã đề cập việc xây dựng nhà tránh trú bão, nhưng người dân ở vùng ven biển không trông chờ, mà tự mình làm nhà tốt để khi cần thì đưa hàng xóm sang tránh gió. Còn tàu cá trên biển thì luôn “đi kẹp”, liên kết chặt chẽ để có sự cố thì giúp đỡ nhau kịp thời.
Từ làng chài nghèo ven biển, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã chuyển mình trở thành “làng tỷ phú” nhờ nguồn tiền gửi về từ việc đi xuất khẩu lao động (XKLĐ). Từng dãy nhà cao tầng mọc lên san sát, biệt thự “kiểu Tây” không còn là chuyện hiếm ở vùng quê này, đời sống người dân cũng được nâng lên đáng kể. Thế nhưng, phía sau những ngôi nhà tiền tỷ ấy là cả nỗi buồn và những giọt nước mắt.
Những ngày này, trên khắp mọi miền biên cương của Tổ quốc, các em học sinh nghèo nơi vùng cao biên giới đã được những người lính Biên phòng tổ chức đón Tết Trung thu trong không khí hân hoan, sôi nổi. Đêm hội trăng rằm năm nay, các em được các cô, các chú BĐBP kể cho nghe về sự tích “đêm Trung thu”, về chú Cuội, chị Hằng...
Nằm cách trung tâm thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam khoảng 5 km về phía Đông, tại hai thôn Ngọc Nam và Phú Phong, thuộc phường An Phú, thành phố Tam Kỳ có một khu rừng rộng khoảng 3,4ha mang tên "Rừng cây Bác Hồ", với các loại cây cốc, cây trâm, cây rõi cổ thụ có tuổi lên tới hàng trăm năm, nhiều cây có đường kính lên đến 3m, chiều cao hơn 20m... Đối với người dân vùng Đông Tam Kỳ, "Rừng cây Bác Hồ" là biểu tượng thiêng liêng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là di sản truyền thống của các thế hệ đi trước để lại, được cộng đồng bảo vệ, gìn giữ và phát huy.
Vĩnh biệt Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, người đảng viên hơn 70 năm tuổi Đảng, người nhiệm vụ nào cũng “gắng sức làm”, người ở tuổi nào cũng “như người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận”.
Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, Đảng bộ BĐBP nhiệm kỳ 2015-2020 đã có nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn lực lượng khắc phục khó khăn, hoàn thành cơ bản, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ BĐBP lần thứ XIV đề ra, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.
Bạn đọc trong và ngoài nước đã từng biết đến 2 cuốn nhật ký lừng danh “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” của Anh hùng, liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, với hàng triệu bản in đã được phát hành, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Không chỉ có 2 cuốn nhật ký đó mà còn có rất nhiều cuốn nhật ký đầy máu lửa chiến trường khác đã được nhà văn Đặng Vương Hưng và các cộng sự của “Quỹ Mãi mãi tuổi hai mươi” tập hợp và in trong 4 tập sách “Nhật kí thời chiến Việt Nam”.
Ngày 14-7, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Cựu Thanhniên xung phong (TNXP) Việt Nam phối hợp tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam và tôn vinh 70 điển hình tiên tiến TNXP qua các thời kỳ. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo.
Sáng nay, 14-7, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng thanhniên xung phong Việt Nam (15-7-1950 - 15-7-2020) và tôn vinh điển hình tiên tiến thanhniên xung phong (TNXP) các thời kỳ.
Trong quần thể Cụm di tích lịch sử nghè - chùa - miếu Diêm Phố ở làng Diêm Phố, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa có ngôi đền thờ cá Ông (cá voi) do chính những ngư dân xây dựng nên. Với người dân làng biển Hậu Lộc, cá Ông là biểu tượng của sự linh thiêng, nên cứ mỗi khi chuẩn bị ra khơi đánh cá, ngày rằm hay mùng một, ngư dân thường đến đền thờ cá Ông thắp nhang cầu nguyện được an lành, may mắn.
Đó là chủ đề của Chiến dịch Thanhniên tình nguyện Hè năm 2020 do Trung ương Đoàn Thanhniên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh tổ chức ra quân ngày 28-6, tại tỉnh Quảng Bình. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo. Hơn 1.500 đoàn viên, thanhniên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tham gia, hưởng ứng lễ ra quân.
Tỉnh Điện Biên có đường biên giới tiếp giáp với 2 nước Trung Quốc và Lào, địa hình bị chia cắt mạnh bởi núi cao, vực sâu. Trong những năm qua, BĐBP Điện Biên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an toàn đường biên, cột mốc. Để đạt được kết quả đó, ngoài nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ BĐBP, còn có sự góp sức của cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc thiểu số ở các huyện biên giới. Bằng việc tham gia các mô hình tự quản đường biên, cột mốc, người dân đã trở thành những “cột mốc sống” trên biên giới.
Từ trước tới nay vốn chỉ nghe đến từ “đào giếng” hay “khoan giếng” cho tới khi đến xã Thượng Trạch - một xã biên giới của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, tôi rất bất ngờ với từ “đục giếng”. Để có được nước sạch cho bà con Ma Coong, A Rem, những người lính Đồn Biên phòng Cồn Roàng, BĐBP Quảng Bình đã trần mình trong nắng gió cả nửa năm trời, dùng búa tạ và ve để đục những tảng đá tìm nguồn nước. Mồ hôi các anh được ví đã rơi còn nhiều hơn mạch nước được tìm thấy…