Hiện nay, tại một số tỉnh phía Nam, nghề biển đang đối mặt với vô vàn khó khăn do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, thu nhập từ nghề biển không cao, trong khi đó, một số tàu cá kéo dài phiên biển đến “ngạt thở” (4-5 tháng mới vào bờ để giảm phí tổn). Vì vậy, nhiều lao động không mặn mà với nghề biển. Từ đó, các chủ tàu phải sống chết với bài toán “kiếm bạn chài bằng mọi giá”dẫn đến nhiều hệ lụy.
Khi xa Huế, du khách sẽ có cảm giác nhớ nhung. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân từng đưa ra các nhận xét về du lịch Huế: Độc đáo không nơi nào có được; đã được quốc tế công nhận và còn nhiều bí ẩn đang chờ khám phá. Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”.
Xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có 14 bản thì hầu hết là các bản đặc biệt khó khăn. Và Buốc Pát là bản khó khăn nhất. Cả bản Buốc Pát có 18 hộ thì toàn bộ đều là hộ nghèo và gần như các hộ này đã từng bị cuốn vào vòng xoáy của cơn bão ma túy. Nhưng 3 năm trở lại đây, khi những người đàn ông trở về sau lầm lỡ với lời hứa đoạn tuyệt với ma túy, những hy vọng đang được thắp lên.
Trong bài “Văn chiêu hồn” nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du có câu thơ thấm đẫm thân phận con người: “Đòn gánh tre chín dạn hai vai”. Và mỗi khi nghĩ về mẹ, tôi lại bồi hồi nhớ về chiếc đòn gánh tre đã gánh cả cuộc đời, gánh bao nhọc nhằn tất bật, gánh bao mưa nắng lụt bão, gánh bao buồn vui tủi phận để vượt lên sóng gió, để dấn bước đường trường mà tôi đã viết về mẹ tôi: “Chiếc đòn gánh xoắn mẹ theo thớ gió/ Sấp ngửa đi dọc lát sóng cuối mùa”.
Là người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa Dao -Tuyên Quang, nhưng nhà văn, nhà nghiên cứu Bàn Minh Đoàn cho rằng, bản thân ông cũng chưa có điều kiện khai thác được hết những cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc mình. Vì vậy, có chút thời gian rảnh là ông lại tranh thủ đi đến các bản, làng gặp các nghệ nhân, các thầy Tào, thầy cúng để sưu tầm, tìm hiểu, ghi chép tư liệu phong tục tập quán, những làn điệu dân ca, dân vũ...
Với chủ đề "Đoàn kết-Chuyên nghiệp-Văn hóa-Sáng tạo," Hội Báo toàn quốc năm 2023 diễn ra từ ngày 17-19/3, với nhiều hoạt động nghiệp vụ hữu ích dành cho các nhà báo-hội viên, cũng như độc giả cả nước.
“Quê hương là gì hở mẹ/ Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”. Quê tôi mùa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất vẫn là những ngày tháng Ba. Tháng Ba về, lòng tôi nao nao nhớ quê, nhớ những cánh hoa Pơ lang mộc mạc, dung dị đang nở thắm tươi giữa đất trời Tây Nguyên hùng vĩ.
Có lẽ ít người biết về một ca khúc viết về người lính Biên phòng ra đời từ năm 1947. Đó là bài “Trấn biên cương” của tác giả Nguyễn Như Trang, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 150, Trung đoàn Tây Tiến. Trong lịch sử truyền thống của Trung đoàn 52 Tây Tiến, Sư đoàn 320 có một liệt sĩ, Anh hùng rất tài hoa. Đó là Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Như Trang.
Tháng ba, mưa Xuân rắc nhẹ. Những cây mạ cắm xuống đồng còn run rẩy. “Tháng 3 ngày 8”, tháng ba là ngày giáp hạt. Đó là khi lúa ngoài đồng đang đẻ nhánh, rau màu mùa lạnh đã tàn, cây trái ngoài vườn mới đang nhú nụ. Ruộng vườn làngquê như hoang hoải rộng dài. Dặm trường mẹ tới tháng ba mang theo túi trầu thêm nặng. Những trầu, những cau có từ thuở xa xưa đến bây giờ vẫn mới, vẫn tươi, vẫn nồng nàn, ấm cúng cho gương mặt mẹ hồng hào bớt đi những lo âu, khó nhọc...
Những ngày này, về tỉnh Trà Vinh, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm gần 34% dân số), sẽ được lắng nghe những thanh âm rộn ràng và cảm nhận rõ hơn một luồng sinh khí mới đang bừng trỗi dậy ở nơi đây. Phum sóc hôm nay đã thật sự “thay da đổi thịt”, việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát huy nội lực để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Một ngày giữa tháng 2/2023, chúng tôi đến xã Quế An, nơi có tên là làng “Lò nồi”. Khi được hỏi, chẳng ai trong xã Quế An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện nay còn nhớ nghề làm nồi đất ở đây có tự bao giờ. Và họ bảo, chỉ nghe các cụ cao niên trong làng truyền lại, cách đây gần 200 năm, người dân đã làm nồi đất đem đi khắp nơi trong vùng để bán, kiếm kế sinh nhai.
Bước sang mùa Xuân thứ 87 của đời mình, Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng, nguyên Tư lệnh BĐBP, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cựu chiến binh Việt Nam vẫn luôn tự hào vì tuổi Đảng của ông vừa đúng bằng quá trình xây dựng và trưởng thành của lực lượng BĐBP (3/3/1959 - 3/3/2023).
Nếu cần tìm một chứng nhân nói về tình quân dân trên biên giới bên dòng Pô Cô thuộc xã Ia O, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) thì đó chắc chắn phải là già làng Kloong - ông Rơ Châm Hloăk. Nói như thế là bởi, kể từ ngày còn “ngủ trên lưng mẹ” đến nay - đã hơn 72 “mùa rẫy” đi qua, già làng Rơ Châm Hloăk vẫn gắn bó với ngôi làng thân thương của mình. Và đặc biệt, ông chính là một trong những học viên đầu tiên của lớp học xóa mù chữ do Đồn Biên phòng Ia O, BĐBP Gia Lai tổ chức cách đây hơn 30 năm về trước. Với già làng Kloong, những câu chuyện về người lính Biên phòng luôn là những kỷ niệm đẹp nhất…
Những đứa trẻ đồng bào Pa Cô được người lính Biên phòng đặt tên chất chứa bao nhiêu hi vọng - Hồ Biên Cương, Hồ Thị Biên Thùy đã phần nào cho thấy sự gắn bó đầy nghĩa tình giữa quân và dân nơi biên giới. Sau này, những mầm non tương lai ấy sẽ vươn lên thành cây, củng cố cho “phên dậu quốc gia” ngày càng vững chãi, cùng BĐBP xây dựng, bảo vệ biên giới, bảo vệ bản làngquê hương.
Trên khắp các bản làng người La Hủ và người Dao ở khu vực biên giới tỉnh Lai Châu hôm nay, lúa, ngô, cây ăn quả lên xanh ngút ngàn, đàn bò, đàn dê ngày càng nhiều hơn trên đồng cỏ, những ngôi nhà mới khang trang vững chắc đã thay thế cho những ngôi nhà cũ nát trước đây, tiếng học bài của trẻ nhỏ râm ran làng bản... Giờ đây, có sự đồng hành của những người lính mang quân hàm xanh, cuộc sống của bà con người La Hủ và người Dao đã bước sang trang mới với sắc màu của sự no ấm, đủ đầy.