Vượt quãng đường hơn 40km từ thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) đến chân đập chính của thủy điện Sông Tranh; rồi từ đây men theo hữu ngạn của dòng sông Tranh trên những triền núi cao để về xã Trà Bui trên con đường đầy ổ gà, quanh co, khi đến cầu treo Trà Bui, hỏi bà Hồ Thị Dôn (71 tuổi) gần như ai cũng biết.
Ở vùng cao thôn 1, xã vùng cao Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, ai cũng biết già Trần Văn Trân, 80 tuổi, dân tộc Cor, người luôn ngày đêm nỗ lực gìn giữ, bảo tồn, từ đó, góp phần làm hồi sinh nền văn hóa truyền thống của đồng bào Cor trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Theo chân anh Trần Văn Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Kót, chúng tôi ghé thăm ông Lê Xuân Diệu (71 tuổi), dân tộc Cor ở thôn 1, xã Trà Cót khi ông đang cắt đo những thanh tre để chế tác nhạc cụ. Bỏ dở công việc làm đàn, ông tiếp chuyện chúng tôi.
Vượt quãng đường gần 73km từ thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi về thăm thôn 1, nằm bên bờ Bắc của dòng sông Kót, thuộc xã Trà Kót, một xã vùng sâu thuộc huyện Bắc Trà My để tìm hiểu những cống hiến của nghệ dân dân tộc Cor nơi đây trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Hà Giang, nơi sinh sống của đồng bào 20 dân tộc ít người với nhiều phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú, những lễ hội sinh động, hấp dẫn và những điều bí ẩn chưa từng khám phá hết... Có thể nói, Hà Giang đang sở hữu những tài nguyên du lịch rất hấp dẫn, với hệ thống đường giao thông dần trở nên thuận tiện hơn.
Trong sự phát triển chung của xã hội, hiện nay, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc đang dần bị mai một, tuy nhiên, những năm qua, cộng đồng các dân tộc ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đã phát huy sức mạnh đoàn kết, khơi dậy nội lực và tiềm năng, phát triển kinh tế gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa, mang đậm đà bản sắc riêng.
Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số sống trên dãy Trường Sơn, tộc người Cor ở huyện miền núi Bắc Trà My (Quảng Nam) có riêng một nền văn hóa đặc sắc. Những tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống và các loại nhạc cụ khác như đàn vơró, đàn kađlóc, kèn amáp, sáo tà lía, kèn ra ngoái (kèn môi)... hay những làn điệu dân ca mộc mạc chân tình và đặc biệt là điệu Xađru đã làm nên một bản sắc văn hóa riêng biệt của người Cor.
Cách dòng sông Kót hơn 500m, nằm ẩn mình dưới chân núi Răng Cưa, bao đời nay, người Cor thôn 2A, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) tự hào khi được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp hoang sơ, cùng sắc màu độc đáo của những lời ca, tiếng đàn níu giữ bước chân những người đến từ phương xa...
Giữa rừng núi thâm u, tiếng đàn ka tak, tiếng kèn a máp hòa điệu cồng chiêng vang lên. Âm thanh lúc dịu êm như tiếng suối ngàn, lúc vút cao như đuổi theo cánh chim trên đỉnh núi Cà Đam. Những âm điệu đó góp thêm sắc thái văn hóa của đồng bào vùng cao Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.
Bước qua tuổi 55, những thành công trong cuộc đời làm nghệ thuật đã đem lại cho Nghệ nhân Nguyễn Đình Thoảng, thôn Phú Thọ 3, xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên niềm vinh dự lớn với hơn 50 tấm bằng, giấy khen, huy chương của ngành Văn hóa - Thông tin từ cấp huyện, cấp tỉnh đến toàn quốc. Song, niềm vui, hạnh phúc đối với ông giờ đây vẫn là "đã nhìn thấy được sức sống của làn điệu bài chòi đang nhân lên trong thế hệ con cháu nơi làng biển quê hương mình".