Vọng lại từ nghìn xưa tiếng của tiền nhân ẩn vào trong bờ đá, trong mép đầm, trong giếng nước Chămpa nhiều năm tuổi, cả trong những chữ Phạn lưu lại dấu tích của một thời di sản. Bây giờ, Sa Huỳnh với nền văn hóa cổ xưa nghìn năm tuổi càng khẳng định danh phận của mình.
Ngày 28/12, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
Hằng năm, có rất nhiều học sinh đồng bào dân tộc Mông ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An bỏ học giữa chừng để lấy vợ, cưới chồng. Tảo hôn gây ra nhiều hệ lụy nặng nề cho chính nạn nhân, gia đình và xã hội, thiệt thòi nhất là những bé gái phải làm vợ, làm mẹ trong độ tuổi cắp sách đến trường. Dù chính quyền địa phương đã rất nỗ lực đưa ra giải pháp nhưng "cuộc chiến" với nạn tảo hôn ở vùng cao Nghệ An chưa thể có hồi kết.
LàngGòCỏ (xã Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi), nằm biệt lập ngoài biển, nhưng thời gian gần đây, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn của Quảng Ngãi. Du khách đến với GòCỏ không phải để ở khách sạn 5 sao, mà để có những trải nghiệm chìm sâu vào ký ức, cảm nhận dấu vết của mình còn lưu lại đâu đó trong chặng đường tiến hóa hàng ngàn năm.
Hình ảnh con trâu đã đi vào tâm thức người Việt từ xa xưa và ngày càng sâu đậm trên nhiều bình diện, nhất là trong phong tục và các lễ thức của hội làng. Tết đến, người ăn uống no đủ thì trâu cũng được ăn Tết, hưởng lộc với ý nghĩa người hàm ơn và cầu cho trâu khỏe mạnh, con người có đời sống ấm no, hạnh phúc.
Từ bao đời nay, diêm dân các làng muối tại huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) miệt mài “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên các ô nại. Trời càng nắng, diêm dân đổ ra đồng càng đông. Khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc diêm dân tranh thủ thời gian “cướp nắng với trời” với mong mỏi chắt chiu được thêm vài ba lạng muối trong ngày.
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có ghi lại, kênh Vĩnh Tế, con kênh đào nối từ Châu Đốc đổ ra biển Tây, niềm tự hào của Nam bộ được khởi công vào mùa Xuân năm Gia Long thứ 18, tức năm Kỷ Mão (1820). Như vậy, kênh Vĩnh Tế cho đến nay đã chính thức tồn tại hơn 200 năm, vẫn giữ nguyên vai trò là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho tất cả các vấn đề quốc phòng ở biên giới Tây Nam suốt 2 thế kỷ qua.
Trước đây, nói đến Đồng Tháp, người ta nghĩ ngay đến những đầm sen thẳng cánh cò bay. Nơi đây, trong ký ức của nhiều người là vùng đất “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tợ bánh canh”. Nhờ có giải pháp phù hợp, cả hệ thống chính trị vào cuộc, tiềm năng du lịch Đồng Tháp dần được khai mở và phát triển, trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước khám phá, trải nghiệm những dịch vụ du lịch mới và thưởng thức hương vị ẩm thực độc đáo mang đậm bản sắc đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài thời gian lên giảng đường, Xồng Bá Nênh, sinh năm 1995, người dân tộc Mông, bản Phà Lõm, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An còn nhận giúp việc cho một quán cơm ở sát cổng Trường Đại học Lâm nghiệp để đổi lấy 2 bữa ăn mỗi ngày. Trải qua 4 năm, chàng trai trẻ đã tốt nghiệp Khoa Quản lý đất đai, với tấm bằng loại khá. Thế nhưng, sau 1 năm tốt nghiệp, chàng kỹ sư của bản làng biên giới vẫn đang chịu cảnh thất nghiệp.
Tôi đến Mường Khương (Lào Cai) trong một chiều đầu Hạ. Với tư cách chủ nhà, nhà thơ Pờ Sảo Mìn ngỏ ý muốn được đưa tôi đến thăm cột mốc biên giới 144. Chỉ ít phút sau, tôi đã thấy ông ngồi trên chiếc xe tắc xi và ra hiệu cho tôi lên xe. Qua khung cửa ô tô, cái nắng vàng ngọt của miền rẻo cao phả vào mặt ran rát. Con đường nhỏ ngoằn ngoèo của thị trấn vắng người qua lại. Quãng đường từ thị trấn Mường Khương lên cột mốc biên giới 144 chừng 10km.
Đồng bào không biết trâu cày, cán bộ Biên phòng Nguyễn Xanh xuống Duy Xuyên dắt con trâu “biết nghe tiếng người” về cày thí điểm. Trâu và người đi bộ trên 100km mới lên được bản. Nhận trâu, nhà nào cũng tranh thủ cày bừa đến mức con trâu kiệt sức lăn ra chết. Đó là câu chuyện đã qua, nhưng vẫn thường được đồng bào ở xã La Dê, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam kể lại.
Nhân kỷ niệm 87 năm Ngày Thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2017) và Ngày Phụ nữ Việt Nam, các đơn vị BĐBP đã tổ chức gặp mặt và triển khai nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa.
Ba Tơ là huyện vùng cao của tỉnh Quảng Ngãi với 85% dân số là đồng bào dân tộc H're. Đây là địa bàn có nhiều vụ bạo lực gia đình gây nhức nhối thời gian qua, vì vậy, chính quyền địa phương đã triển khai các mô hình câu lạc bộ (CLB) phòng chống bạo lực gia đình, được đông đảo người dân tham gia và bước đầu đạt nhiều kết quả.
Làng Rêu hay thôn Rêu là tên hành chính của những người dân sống dưới chân núi Dốc Cọp, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Thế nhưng, từ hơn 5 năm nay, cái tên làng Rêu lại bị thay thế bằng một cái tên khác, đầy chua xót, "làng bệnh lạ". Nỗi buồn về căn bệnh đã từng càn quét và gây ra những cái chết tức tưởi cho người dân nơi đây vẫn còn đó. Nỗi buồn về cái tên làng gắn bó mấy trăm năm bỗng nhiên bị gọi bằng cái tên khác đầy bệnh tật đã khiến cho bao người không khỏi đau lòng.
Hùng kê quyền là bài võ được mô phỏng từ con gà chiến của Đông Định Vương Nguyễn Lữ, một trong 3 anh em nhà Tây Sơn và lão võ sư Ngô Bông là truyền nhân của bài quyền này. Năm lên 11 tuổi, ông Bông lén học võ. Việc dạy võ tổ chức bí mật trong một đám mía lau rậm rạp. Sau này, trong hành trình đi tìm mẹ, ông đã có dịp tầm sư học võ từ các sư phụ.