Để các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới có một cái Tết Trung thu đầm ấm, vui tươi và ý nghĩa, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Lên biên giới Lạng Sơn, tiết trời thu tháng 9 đỏng đảnh thoắt nắng mưa như hờn dỗi. Trong tôi cứ văng vẳng 4 câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Ai đi biên giới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh”. Quả thực, biên giới Lạng Sơn những ngày này bạt ngàn màu trắng xám của cỏ lau nở bung trong gió, như ngàn năm qua đã chứng kiến những thăng trầm của miền chiến địa phương Bắc.
Ngày lại ngày, những phụ nữ người Mông sinh sống ở vùng cao Tây Bắc cứ cần mẫn, miệt mài như những chú ong thợ, gửi gắm biết bao ước vọng, tâm tư và sự khéo léo, nhẫn nại vào từng sợi lanh. Những đôi bàn tay dù chai sần, nhiều nếp nhăn vẫn âm thầm dệt nên những tấm vải lanh rực rỡ sắc màu, như một cách níu giữ lại hồn cốt, tinh hoa của đồng bào dân tộc mình và trao truyền cho thế hệ tương lai.
Những ngày tháng 7 thiêng liêng lịch sử, tháng mà có nhiều sắc hoa, sắc hương nở nộ tươi thắm trong cái nắng chói chang mùa Hè, trong cái oi bức, rì rầm tiếng sấm cuối chân trời những cơn dông mùa Hạ, trong lòng tôi chợt ngân lên một sắc hoa màu đỏ, đỏ như sắc màu lá cờ Tổ quốc, như sông Hồng nặng đỏ phù sa; là “Màu hoa đỏ” trong bài hát của nhạc sĩ Thuận Yến, phổ thơ Nguyễn Đức.
Trong phòng làm việc của mình, những hòn đá, bức tượng mộc mạc, thô nhám được nhà văn Trần Hữu Tòng coi là những tài sản quý, bởi chúng là kỷ vật do bạn bè, đồng đội tặng được ông mang về từ biên giới. Ở cái tuổi xưa nay hiếm của đời người, ông vẫn miệt mài sáng tác. Nếu biên giới thăm thẳm xa là nguồn cảm hứng cho văn ông thì gia đình chính là dòng suối êm đềm nuôi dưỡng cho nguồn cảm hứng ấy trở thành tác phẩm.
Thủ tướng nhấn mạnh mỗi điển hình tiên tiến là một bông hoa tỏa hương sắc về tinh thần, đạo đức, ý thức trách nhiệm và sự cống hiến, lan tỏa, truyền cảm hứng về những điều tốt đẹp.
So với các địa phương khác nằm trong khu vực biên giới của tỉnh Gia Lai, xã Ia O, huyện Ia Grai có khá nhiều lợi thế để phát triển. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi với nền đất đỏ bazan màu mỡ, khả năng tích hợp tốt, hệ thống sông ngòi, thủy lợi, nguồn nước ngầm đa dạng phong phú, rất phù hợp đối với các loại cây trồng, xã Ia O còn sở hữu chuỗi lợi thế đến từ các công trình thủy điện trên “dòng sông năng lượng” Sê San, rất có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch và thương mại dịch vụ… Với nguồn lực như thế, xã biên giới Ia O từng bước “chuyển mình” từ vùng trắng đến vùng nông thôn mới (NTM).
Trong cảm thức trân trọng và xúc động, tôi đã đọc trọn vẹn 300 trang sách ngồn ngộn hơi thở cuộc sống trong tập phóng sự - ghi chép “Điểm tựa xanh biên cương” của nhà báo Nguyễn Viết Tôn, Phó Trưởng phòng Phóng viên, Báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam. Có thể nói, đây là một cuốn sách nhiều tư liệu thời sự - chính luận quý, phản ánh thực tiễn những cống hiến của BĐBP - những người chiến sĩ gánh trên vai sứ mệnh quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia suốt hơn 64 năm qua.
Trong bài “Văn chiêu hồn” nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du có câu thơ thấm đẫm thân phận con người: “Đòn gánh tre chín dạn hai vai”. Và mỗi khi nghĩ về mẹ, tôi lại bồi hồi nhớ về chiếc đòn gánh tre đã gánh cả cuộc đời, gánh bao nhọc nhằn tất bật, gánh bao mưa nắng lụt bão, gánh bao buồn vui tủi phận để vượt lên sóng gió, để dấn bước đường trường mà tôi đã viết về mẹ tôi: “Chiếc đòn gánh xoắn mẹ theo thớ gió/ Sấp ngửa đi dọc lát sóng cuối mùa”.
Chật vật 3 lần di dời vì sạt lở, đến nay, 139 hộ dân thôn Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã an cư. Quên đi những nỗi buồn, những chiếc ché, chiếc chiêng bị vùi sâu trong đất, năm nay, bà con Tu Thó sẽ cùng nhau xây dựng cuộc sống dưới mái nhà rông mới.
Từ bài thơ “Chiều biên giới” của nhà thơ Nguyễn Đăng Độ - người từng trực tiếp cầm súng bảo vệ biên giới năm 1985 tại đơn vị D1016-F316 Bắc Ngầm Hoàng Liên Sơn, nhạc sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Quang Hưng đã sáng tác bài hát cùng tên với giai điệu trẻ trung, sâu lắng khắc họa được tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của những chiến sĩ cầm súng bảo vệ đất trời biên cương.
Hơn nửa thế kỷ đi qua, tôi vẫn còn nhớ câu nói đầy tâm huyết của già làng Hồ Tơ, đảng viên thời tiền khởi nghĩa ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Vĩnh Linh (nay là huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị): “Chữ Bác Hồ đã khai tâm, khai trí cho dân tộc Pa Kô-Vân Kiều”…
Trong đời mỗi con người, ai cũng có một thời học sinh đáng nhớ, ai cũng đi qua con đường đến trường, đến lớp. Con đường ấy có thể dài hay ngắn, đường đất hay đường nhựa, đường vòng hay đường thẳng, từ ngõ nhà đến cánh cổng trường. Con đường ấy không lặp lại bao giờ, mỗi ngày là một ngày mới rồi chuyển mùa, giao mùa, với bao ấm lạnh, với bao sắc màu thay đổi của thiên nhiên, của mưa của nắng, của sáng của tối, của tháng của ngày.
Nằm trên dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, cách trung tâm huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam khoảng 130km, 2 xã biên giới La Êê và Chơ Chun có khoảng hơn 600 hộ dân với trên 2.100 nhân khẩu đều là người dân tộc Cơ Tu, Tà Riềng. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tuy không có hộ đói, nhưng có đến 223/256 hộ nghèo theo chuẩn mới, chiếm gần 90%. Trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng La Êê, BĐBP Quảng Nam thường xuyên “3 bám, 4 cùng”, sát cánh cùng với người dân nơi đây để xây dựng biên cương ngày càng giàu mạnh.
Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị được coi là “miền đất hứa” trong phát triển du lịch. Các danh lam thắng cảnh ở đây đa phần còn nguyên sơ, hùng vỹ và truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô đã tạo nên sự lôi cuốn đặc biệt, thu hút du khách gần xa. Bằng những bước đi chậm nhưng chắc, các xã phía Tây Bắc huyện Hướng Hóa đã và đang cố gắng mang luồng gió mới bằng hình thức du lịch cộng đồng gắn với đại ngàn…