Giữa cảng cá Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chàng thuyền trưởng người Đà Nẵng nổi bật bởi dáng vẻ lịch lãm, nụ cười tươi, ăn nói nhẹ nhàng và thường nhắc đến trách nhiệm của ngư dân khi đánh bắt trên biển. Anh cũng tâm sự về việc phải vào tận Bình Định để tuyển bạn chài đi trên con tàu ĐNa 91059 TS, quanh năm vươn khơi, bám biển Hoàng Sa, Trường Sa để cùng BĐBP gìn giữ chủ quyền.
Nhiệt tình, năng nổ, xung kích, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, đó là những phẩm chất cao quý của người Đội trưởng Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Quy Nhơn, BĐBP Bình Định - Trung úy Lê Công Bằng. Sinh ra và lớn lên tại miền đất giàu truyền thống cách mạng ở xã Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, với tình yêu màu xanh áo lính, cùng ước mơ được trở thành sĩ quan Biên phòng, chàng thanh niên Lê Công Bằng đã không ngừng quyết tâm, phấn đấu để đạt được hoài bão của mình.
Hiện nay, tại một số tỉnh phía Nam, nghề biển đang đối mặt với vô vàn khó khăn do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, thu nhập từ nghề biển không cao, trong khi đó, một số tàu cá kéo dài phiên biển đến “ngạt thở” (4-5 tháng mới vào bờ để giảm phí tổn). Vì vậy, nhiều lao động không mặn mà với nghề biển. Từ đó, các chủ tàu phải sống chết với bài toán “kiếm bạn chài bằng mọi giá”dẫn đến nhiều hệ lụy.
Sau 2 năm gián đoạn vì dịch Covid-19, chính quyền và nhân dân các phường ven biển quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng phấn khởi tổ chức Lễ hội Cầu ngư - vốn được coi là lớn nhất trong năm, vừa cầu mùa - cầu ngư, tế ngư thần, vừa bày tỏ khát vọng một năm “Trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang”.
Ngày 1/2/2023, Vạn chài Hải Ninh và Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Thạnh (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) tổ chức Lễ Cầu Ngư và ra quân khai thác hải sản đầu năm 2023. Đây là lễ hội truyền thống của ngư dân và chính quyền địa phương nhằm cố kết cộng đồng trong hoạt động vươn khơi bám biển sản xuất.
Nằm cuối dòng sông Thoa chảy ra cửa biển, làng Mỹ Á (phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quàng Ngãi) vẫn giữ được nếp sống của làng quê truyền thống với những ngôi nhà ba gian êm đềm dưới tán dừa đu đưa bóng mát. Những ngày này, tới Mỹ Á, có thể cảm nhận được hương Xuân đến từ vị mặn mòi của biển. Người dân ở đây bảo rằng, từ xa xưa cho đến tân ngày nay, biển khơi là nơi nuôi sống dân làng, giúp người dân xứ biển Mỹ Á đi qua thời gian khó, chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp.
Đón Tết giữa biển trên những con tàu cá ra khơi xuyên từ cuối tháng Chạp qua ngày Tết Nguyên đán chẳng còn xa lạ gì với ngư dân các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, vì cuộc mưu sinh, bà con vẫn lênh đênh trên những chiếc tàu, đón khoảnh khắc giao thừa ngoài khơi xa.
Tới gần đảo Phú Quốc, chuyến bay chậm lại qua biển. Du khách có thể nhìn thấy dưới cánh bay, hòn đảo hình giọt lệ giữa đại dương hiện ra xanh biếc trong trời mây.
Làngchài Hòa Hiệp Trung (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) tuy không được thiên nhiên ưu đãi, có cảnh sắc non nước hữu tình, nhưng cuộc sống của người dân làngchài trên dải đất ven biển miền Trung này thật yên bình, giản dị. Vì sống ở vùng bãi ngang nên bên cạnh nghề lưới vây, thu mua cá, ngư dân mưu sinh bằng những nghề trông bề ngoài khá kỳ lạ, đó là mang cây ra biển làm nhà cho cá.
Chứng kiến cơn bão số 4 (bão Noru) càn quét qua Philippines, tàn phá Thủ đô Manila, người dân miền Trung của nước ta xem đó là bài học xương máu để nâng cao cảnh giác và nhiều người dân đã có những sáng tạo trong cách chống bão, sống chung với bão. Sau khi bão tan, tôi quay lại các làngchài đã đi qua để kiểm chứng về cách thức chống bão của bà con nơi đây hiệu quả đến đâu và những kinh nghiệm tại đây cần được phổ biến cho người dân sống ở những vùng thường xuyên phải hứng chịu thiên tai.
Trong ngôi nhà của ngư dân Trà Chí Thu (sinh năm 1951) ở phường Hòa Hiệp Trung, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên treo khá nhiều Giấy khen, trong đó có Giấy khen của Bộ Chỉ huy BĐBP Phú Yên tặng ông vì thành tích tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nhưng tôi lại đi ngược dòng xa hơn, hỏi về cuộc đời bám biển của ông để tới bây giờ, ông trở thành “hình tượng bám biển” của người dân vạn chài nơi đây.
Không gian yên ắng một cách lạ thường, không một tiếng gió lay xào xạc... Đó là khoảnh lặng đáng sợ trước khi bão Noru đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Kiểm tra công tác phòng, chống bão tại các địa phương ven biển 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai Lê Minh Hoan nhiều lần nhấn mạnh: “Phải nâng cao ý thức chủ động phòng, chống bão cho bà con”.
Không gian yên ắng một cách lạ thường. Không một tiếng gió lay xào xạc, mọi thứ lặng im như giữa mùa hè nóng bức, đó là khoảnh khắc trước khi bão Noru đổ bộ từ 1-2 ngày. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai Lê Minh Hoan đi kiểm tra cùng với chính quyền và BĐBP Quảng Nam và Quảng Ngãi đã nhấn mạnh: “Cần tuyên truyền ý thức phòng, chống bão cho bà con”.
Giữa trưa, từng đoàn xe điện vẫn nối đuôi nhau chở du khách tấp nập đổ về những eo biển của xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cái độc đáo ở vùng biển này là dù hoang sơ, dân dã nhưng vẫn thu hút du khách bởi khung cảnh tuyệt đẹp của một vùng biên ải. Bí thư Đảng ủy xã Nhơn Lý, ông Nguyễn Văn Long phấn khởi cho biết: “Bộ mặt vùng biên thực sự khởi sắc khoảng 5-6 năm nay. BĐBP đứng chân trên địa bàn luôn đồng hành với chính quyền địa phương và bà con nhân dân trên con đường đưa Nhơn Lý từng ngày phát triển”.
Tại các tỉnh miền Trung, việc hướng dẫn, quản lý, xử lý các tàu đánh cá vi phạm IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định) được triển khai quyết liệt, riêng UBND tỉnh Bình Định đã ban hành hơn 50 văn bản chỉ đạo liên quan tới vi phạm IUU. Các tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam đều thiết lập cơ chế một cửa, phối hợp để quản lý chặt tàu cá theo công nghệ 4.0, góp phần gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản Việt Nam.