Sau 2 năm gián đoạn vì dịch Covid-19, chính quyền và nhân dân các phường ven biển quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng phấn khởi tổ chức Lễ hội Cầu ngư - vốn được coi là lớn nhất trong năm, vừa cầu mùa - cầu ngư, tế ngư thần, vừa bày tỏ khát vọng một năm “Trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang”.
Nằm cuối dòng sông Thoa chảy ra cửa biển, làng Mỹ Á (phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quàng Ngãi) vẫn giữ được nếp sống của làng quê truyền thống với những ngôi nhà ba gian êm đềm dưới tán dừa đu đưa bóng mát. Những ngày này, tới Mỹ Á, có thể cảm nhận được hương Xuân đến từ vị mặn mòi của biển. Người dân ở đây bảo rằng, từ xa xưa cho đến tân ngày nay, biển khơi là nơi nuôi sống dân làng, giúp người dân xứ biển Mỹ Á đi qua thời gian khó, chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp.
Trong ngôi nhà của ngư dân Trà Chí Thu (sinh năm 1951) ở phường Hòa Hiệp Trung, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên treo khá nhiều Giấy khen, trong đó có Giấy khen của Bộ Chỉ huy BĐBP Phú Yên tặng ông vì thành tích tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nhưng tôi lại đi ngược dòng xa hơn, hỏi về cuộc đời bám biển của ông để tới bây giờ, ông trở thành “hình tượng bám biển” của người dân vạn chài nơi đây.
Không gian yên ắng một cách lạ thường, không một tiếng gió lay xào xạc... Đó là khoảnh lặng đáng sợ trước khi bão Noru đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Kiểm tra công tác phòng, chống bão tại các địa phương ven biển 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai Lê Minh Hoan nhiều lần nhấn mạnh: “Phải nâng cao ý thức chủ động phòng, chống bão cho bà con”.
Không gian yên ắng một cách lạ thường. Không một tiếng gió lay xào xạc, mọi thứ lặng im như giữa mùa hè nóng bức, đó là khoảnh khắc trước khi bão Noru đổ bộ từ 1-2 ngày. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai Lê Minh Hoan đi kiểm tra cùng với chính quyền và BĐBP Quảng Nam và Quảng Ngãi đã nhấn mạnh: “Cần tuyên truyền ý thức phòng, chống bão cho bà con”.
Từng được ví là “làngchài tỷ phú”, bởi xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi có đội tàu lưới kéo hùng hậu; mỗi năm thu nhập của chủ tàu từ 1,5 đến 2 tỷ đồng. Thế nhưng, giờ đây, hàng trăm chủ tàu lâm vào cảnh nợ nần. Ở xã biển này, hầu như ngày nào cũng có lực lượng chức năng đến kê biên, cưỡng chế tài sản. Làng biển trở nên tiêu điều trong cơn “bão nợ”.
Với người dân xứ đảo tiền tiêu, cá voi được sùng kính như vị thần biển cả, nơi bão tố từng cuốn đi bao con người, nhưng cá voi đã xuất hiện để nhiều người có cơ hội trở về với quê hương, gia đình.
14 năm trước, trong một buổi chiều mưa đổ, tôi đã dừng chân bên cửa sổ căn nhà ở làngchài xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi để lắng nghe tiếng một người phụ nữ thông báo tình hình bão trên máy Icom. Sau nhiều năm gặp lại, chị Trần Thị Ẩm vẫn làm công việc này và giờ có thêm người chồng từng là thuyền trưởng ngang dọc biển khơi, đã nghỉ biển, ở nhà cùng vợ hỗ trợ thông tin liên lạc cho các ngư dân đánh bắt xa bờ.
Việt Nam là một quốc gia biển. Trong những năm qua, nhiều cơn bão mạnh càn quét qua miền Trung, nếu theo sát tình hình, sẽ nhận thấy rằng, có rất nhiều ngư dân dày dạn kinh nghiệm biển cả, chấp nhận sống chung với thiên tai, bão lụt… Người trong đất liền chỉ nghe qua thấy rợn người lo sợ nhưng với người lính Biên phòng ở các vùng biển họ thấu hiểu những gian nan của người dân biển, để tìm cách sẻ chia, hỗ trợ nhân dân bằng “mệnh lệnh trái tim”.
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng là người dành nhiều năm đến các dòng tộc, nhà thờ họ trên tuyến biển, đảo tỉnh Quảng Ngãi để tìm lại các sắc phong và nghiên cứu cách bảo tồn các sắc phong, văn bản Hán Nôm đã xuống cấp. Có nhiều văn bản mà ông dịch và giải nghĩa có nguồn gốc từ vùng biên hải Lý Sơn, HoàngSa…
Ngày Xuân ở vùng biển miền Trung, mỗi nơi một phong tục khác nhau trong lễ hội mở biển. Có nơi, sau khi làm lễ nhúng nước lưới đầu năm, tàu cá mới được xuất hành đi đánh bắt, nhưng cũng có nơi, bà con ngư dân xuyên Tết trên những con tàu, gửi niềm khát khao mẻ lưới ngày Xuân sẽ đong đầy lộc biển, là điềm hên cho làngchài trong mùa biển mới.
Không chỉ bám biển, giỏi làm ăn, nhiều lão ngư ở vùng biển Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định còn can trường, dũng cảm, luôn nêu cao ý thức bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo của Tổ quốc, được người dân địa phương ví như những “cột mốc sống” ngoài biển khơi.
Quy Nhơn - thành phố biển xinh đẹp hiền hòa với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, biển đảo hùng vĩ đã thu hút rất nhiều du khách phương xa tìm đến. Hiện nay, 2 chương trình tour ghép 1 ngày mà Quý khách không thể bỏ qua đó là Tour Kỳ Co - Eo Gió 1 ngày và Tour Quy Nhơn - Phú Yên 1 ngày.
Tại đài canh cộng đồng đặt tại nhà của ông Trần Tổng (thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), tiếng các ngư dân từ ngoài khơi điện vào cho biết: “Còn 4 ngày nữa thì bão mới đi qua vùng này, nhưng bây giờ thì gió lớn, nước chảy, không vào kịp nữa rồi”.
Giàn lưới dài 18km vừa rút lên tàu, thuyền trưởng Ngô Minh Ân (xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi) đã vội vã quay bánh lái rời khu vực đảo Bom Bay, quần đảo HoàngSa trở về quê nhà. Ông Ân cho biết: “Phiên biển đã qua 20 ngày, tính lương 300.000 đồng/người/ngày, nếu chậm một ngày là thêm tổn phí”. Trả lương theo ngày là cách làm khá mới mẻ với ngư dân hiện nay.