Chứng kiến cơn bão số 4 (bão Noru) càn quét qua Philippines, tàn phá Thủ đô Manila, người dân miền Trung của nước ta xem đó là bài học xương máu để nâng cao cảnh giác và nhiều người dân đã có những sáng tạo trong cách chống bão, sống chung với bão. Sau khi bão tan, tôi quay lại các làngchài đã đi qua để kiểm chứng về cách thức chống bão của bà con nơi đây hiệu quả đến đâu và những kinh nghiệm tại đây cần được phổ biến cho người dân sống ở những vùng thường xuyên phải hứng chịu thiên tai.
Lúc 5 giờ ngày 28/9, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Thanh, BĐBP Quảng Nam đã có mặt trên các nẻo đường ở xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam để khơi thông các tuyến đường, thu dọn cây ngã đổ, giúp người dân đi tránh bão số 4 trở về dọn dẹp nhà cửa.
Tam Thanh, Ngư Mỹ Thạnh, An Bình, Tam Hải... là tên các làngchàibíchhọa không còn xa lạ gì với khách du lịch. Xu hướng phủ lên các làngchài những bức tranh sơn màu trên tường công cộng một cách phổ thông, sống động đã quá quen thuộc trên thế giới, được phát triển rực rỡ ở Hàn Quốc. Và cũng chính dự án giao lưu mỹ thuật Hàn Quốc - Việt Nam cho ra đời mô hình làngbíchhọa đầu tiên của Việt Nam ở thôn Trung Thanh, xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Cho đến nay, mô hình làngbíchhọa phổ biến ở miền duyên hải, tạo ra cả một diện mạo nông thôn mới sạch, đẹp.
Tuần lễ văn hóa biển Quảng Ngãi diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng từ ngày 30-8 đến hết ngày 5-9. Người xem rất hào hứng khi sờ tận tay những hòn đá nhỏ bắn ra từ miệng núi lửa trên đảo Lý Sơn và dạo chơi đến những bãi biển hoang sơ đầy thơ mộng.
Hằng ngày, ngư dân Phạm Phông chỉ biết quanh quẩn trong căn nhà nhỏ rồi ra bờ biển nhìn về phía đường chân trời. Anh mơ ước được nối nghiệp cha vùng vẫy trên biển, nhưng rồi lại mắc bệnh hiểm nghèo nên tạm gác giấc mơ vươn khơi...
Từ một chương trình độc đáo nằm trong dự án giao lưu mỹ thuật giữa Việt Nam và Hàn Quốc nhằm cổ động phong trào mỹ thuật, khơi dậy đam mê vẽ về những cái đẹp, cảnh báo về những tệ nạn, những cái xấu, đã khiến cả làng Trung Thanh (xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) như bừng lên sinh khí mới. Ai cũng háo hức học vẽ và đam mê nghe họa sĩ Hàn Quốc nói về điều cao đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật, từ đó đấu tranh loại bỏ mọi việc làm và ý nghĩ xấu. Chẳng mấy chốc, làng Trung Thanh trở thành một ngôi làngbíchhọa độc đáo của Việt Nam.
Đã 15 năm, kể từ mùa hè ấy, với tư cách phóng viên tạp chí Văn nghệ quân đội, tôi theo con tàu Ti Tan xuất phát từ Tân Cảng (thành phố Hồ Chí Minh) vượt 400 hải lý ra với quần đảo Trường Sa. Một chuyến công tác không dễ có trong cuộc đời, cực kỳ ấn tượng mà có lẽ tôi không thể nào quên được.
Đảng mình đã có chủ trương/Về việc tranh chấp trên vùng Biển Đông/Ngoại giao để giải quyết bất đồng…", đó là một đoạn lời trong tiểu phẩm mang đậm chất dân ca của Đại úy Mai Thọ, BĐBP Quảng Nam. Nội dung bài dân ca tuyên truyền khá hiệu quả về chủ đề biển, đảo của Tổ quốc.