Những ngày cuối tháng 9 vừa qua, bão Noru đã vượt biển Đông, tiến thẳng vào các tỉnh ven biển miền Trung, mang theo nỗi kinh hoàng cho nhân dân trên địa bàn. Bão tan, may mắn không có thiệt hại về người và thiệt hại về tài sản ở mức tối thiểu. Nhiều kinh nghiệm được rút ra, trong đó có sự chủ động, nỗ lực của BĐBP cùng người dân vượt qua cơn bão dữ.
Trước thông tin dự báo tâm bão số 4 sẽ đi qua tỉnh Quảng Ngãi, các đồn Biên phòng dọc tuyến biển tỉnh Quảng Ngãi đã tăng cường tuyên truyền cho nhân dân chèn, chống nhà cửa và neo đậu tàu thuyền đảm bảo an toàn.
Giữa trưa, từng đoàn xe điện vẫn nối đuôi nhau chở du khách tấp nập đổ về những eo biển của xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cái độc đáo ở vùng biển này là dù hoang sơ, dân dã nhưng vẫn thu hút du khách bởi khung cảnh tuyệt đẹp của một vùng biên ải. Bí thư Đảng ủy xã Nhơn Lý, ông Nguyễn Văn Long phấn khởi cho biết: “Bộ mặt vùng biên thực sự khởi sắc khoảng 5-6 năm nay. BĐBP đứng chân trên địa bàn luôn đồng hành với chính quyền địa phương và bà con nhân dân trên con đường đưa Nhơn Lý từng ngày phát triển”.
Mẹ Nguyễn Thị Sửu (sinh năm 1940) bước chậm như đếm từng bước chân. Mẹ đứng bên cạnh dòng sông và nhìn về phía núi Đá Bia sừng sững. Bao lần mẹ ra sông nhìn về phía núi, núi giúp mẹ khơi lại những ký ức về những đứa con, người em từng dừng lại bên dòng sông này. Từ năm 1975 đến nay, cán bộ, chiến sĩ BĐBP nơi đây luôn coi mẹ như người ruột thịt; mỗi lần anh em ghé thăm đều được mẹ kể chuyện về những năm kháng chiến.
Việt Nam là một quốc gia biển. Trong những năm qua, nhiều cơn bão mạnh càn quét qua miền Trung, nếu theo sát tình hình, sẽ nhận thấy rằng, có rất nhiều ngư dân dày dạn kinh nghiệm biển cả, chấp nhận sống chung với thiên tai, bão lụt… Người trong đất liền chỉ nghe qua thấy rợn người lo sợ nhưng với người lính Biên phòng ở các vùng biển họ thấu hiểu những gian nan của người dân biển, để tìm cách sẻ chia, hỗ trợ nhân dân bằng “mệnh lệnh trái tim”.
Giáo sư Hoàng Chương cho biết các lễ hội được truyền từ đời này sang đời khác và được tổ chức chủ yếu ở cấp làng, xã, người dân tổ chức lễ hội để tưởng nhớ những anh hùng, những người có công với dân.
Không chỉ bám biển, giỏi làm ăn, nhiều lão ngư ở vùng biển Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định còn can trường, dũng cảm, luôn nêu cao ý thức bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo của Tổ quốc, được người dân địa phương ví như những “cột mốc sống” ngoài biển khơi.
Ngày 19-12, do ảnh hưởng của bão số 9 (tên quốc tế là Rai), trên vùng biển tỉnh Quảng Ngãi đã có gió mạnh. BĐBP Quảng Ngãi đã hướng dẫn cho 47 tàu với 360 lao động chạy vào bờ tránh trú bão, nhưng vẫn còn một số tàu còn trên biển, chạy né bão. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các đồn Biên phòng phối hợp với chính quyền địa phương giúp dân phòng, chống bão.
Tại đài canh cộng đồng đặt tại nhà của ông Trần Tổng (thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), tiếng các ngư dân từ ngoài khơi điện vào cho biết: “Còn 4 ngày nữa thì bão mới đi qua vùng này, nhưng bây giờ thì gió lớn, nước chảy, không vào kịp nữa rồi”.
Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 13 Nghiệp đoàn nghề cá, với hơn 7.000 đoàn viên, 500 tàu cá. Thời gian qua, các ngư dân đã luôn đoàn kết, vươn khơi, bám biển để đánh bắt và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngư dân có ý kiến về kinh phí và chính sách hỗ trợ của Quỹ tấm lòng vàng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không còn dồi dào như trước. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quang Tòa, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi về vấn đề này.
Địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Phú Yên gồm 25 xã, phường với 136 thôn, khu phố với 82.729 hộ/292.394 nhân khẩu. Trên địa bàn có 4.127 phương tiện/20.640 lao động, thường xuyên hoạt động đánh bắt, khai thác thủy, hải sản trên biển, trong đó, có 326 tàu cá đánh bắt hải sản xa bờ và một lượng lớn lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quốc Hoàn, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên về hiệu quả thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chỉ thị 01) trên địa bàn tỉnh.
Gần 60 năm trước, những con tàu Không số vận chuyển vũ khí từ miền Bắc, vượt qua nghìn trùng hiểm nguy, hàng rào vây ráp của quân địch, cập bến Vũng Rô (Phú Yên). Từ đây, hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược đã được chuyển tiếp, chi viện cho chiến trường Khu V và Tây Nguyên, góp phần quan trọng trong cuộc chiến đấu của các lực lượng vũ trang Quân khu 5, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh, tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước... Những câu chuyện về tàu Không số và bến Vũng Rô mãi là khúc tráng ca bất tử trong lòng dân tộc.
Triều cường, sóng lớn liên tục đổ dồn vào làngchài thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, 22 nhà bị sập trong những đợt triều dâng. Đêm chạy lánh nạn, ngày đắp bờ chống sạt lở. Gần một tháng qua, chưa một ngày nào người dân nơi đây có giấc ngủ yên. Họ đã bị hiện tượng thiên tai “kỳ quái” vắt kiệt sức và cuốn trôi nhiều tài sản.
Sau cơn bão số 9, tiếp đến là cơn bão số 13 đánh bồi, nhiều nhà dân ở thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị "treo" trên cát. Mấy ngày qua, sóng tiếp tục ập vào làngchài, mặc dù trên biển không có bão.
Đi dọc các tỉnh miền Trung, tôi thấy cảnh những ngôi nhà kiên cố ở phố thị đã đóng chặt cửa vào giờ phút bão đổ bộ, còn ở vùng ven biển, người dân bồng bế nhau đến nhà xây dựng kiên cố để tránh trú bão. Tuy cơ quan chức năng đã đề cập việc xây dựng nhà tránh trú bão, nhưng người dân ở vùng ven biển không trông chờ, mà tự mình làm nhà tốt để khi cần thì đưa hàng xóm sang tránh gió. Còn tàu cá trên biển thì luôn “đi kẹp”, liên kết chặt chẽ để có sự cố thì giúp đỡ nhau kịp thời.