Yêu thương ở lại
Trong những năm qua, tấm lòng của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân, BĐBP Thừa Thiên Huế đã "chạm" đến lòng tin yêu để người dân nơi biên giới nỗ lực vươn lên, xây dựng cuộc sống ngày càng phát triển.
Trong những năm qua, tấm lòng của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân, BĐBP Thừa Thiên Huế đã "chạm" đến lòng tin yêu để người dân nơi biên giới nỗ lực vươn lên, xây dựng cuộc sống ngày càng phát triển.
Cứ đến Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) hằng năm, hàng ngàn cựu chiến binh khắp đất nước lại trở về Thành cổ Quảng Trị để thăm chiến trường xưa, ôn lại hồi ức thời hào hùng, thắp hương tưởng nhớ vong linh đồng đội. Trong dòng người đó có bà Phan Thị Lựu cùng một số người khác đã đến đây để tìm gặp lại những người đồng đội. Đã 50 trôi qua, bà vẫn lưu giữ kỷ niệm được gặp nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính.
Hơn 20 năm qua, có một người đàn ông đã đi sưu tầm kỷ vật chiến tranh để dựng nên ngôi nhà bằng hơn 300 vỏ bom đạn các loại gần Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Ngôi nhà bom này như một bảo tàng nhỏ lưu giữ những kỷ vật chiến tranh, đồng thời, giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về chiến tranh cũng như sự mất mát của dân tộc.
Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một địa chỉ đỏ, là địa danh lịch sử với bao huyền thoại xúc động, với bao tâm tình nhớ thương với sự linh thiêng và bất tử.
Những ngày tháng 7 thiêng liêng lịch sử, tháng mà có nhiều sắc hoa, sắc hương nở nộ tươi thắm trong cái nắng chói chang mùa Hè, trong cái oi bức, rì rầm tiếng sấm cuối chân trời những cơn dông mùa Hạ, trong lòng tôi chợt ngân lên một sắc hoa màu đỏ, đỏ như sắc màu lá cờ Tổ quốc, như sông Hồng nặng đỏ phù sa; là “Màu hoa đỏ” trong bài hát của nhạc sĩ Thuận Yến, phổ thơ Nguyễn Đức.
Bản Sam Lang, xã biên giới Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên từng là một nơi xa xôi, cách trở không có đường, không có điện, không có cầu treo. Nhưng nhờ được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Sam Lang hôm nay đã thay da đổi thịt, đem đến một cuộc sống mới cho đồng bào dân tộc Mông nơi đây.
Ai đã từng sinh ra và lớn lên ở quê, hẳn sẽ luyến lưu những điều tưởng như dung dị, chân chất nhưng lại khiến ta luôn khắc khoải, nhớ thương đến nao lòng. Làng quê yêu dấu với dòng sông, cánh đồng, con đường làng, ngôi nhà nhỏ... đều trở thành máu thịt trong tim, nhất là đối với những người con xa xứ. Với tôi, đơn giản chỉ là những sợi rơm vàng cũng khiến lòng tôi nao nao thương nhớ quê hương đến da diết.
Cũng nằm giữa rừng, cũng dựa lưng vào núi, nhưng làng Bar Gốc (xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) lại không giống với bao ngôi làng khác nơi đại ngàn, bởi phải “đỏ mắt” tìm mới thấy một nếp nhà sàn bằng ván cũ kỹ ở đây.
Trong phòng làm việc của mình, những hòn đá, bức tượng mộc mạc, thô nhám được nhà văn Trần Hữu Tòng coi là những tài sản quý, bởi chúng là kỷ vật do bạn bè, đồng đội tặng được ông mang về từ biên giới. Ở cái tuổi xưa nay hiếm của đời người, ông vẫn miệt mài sáng tác. Nếu biên giới thăm thẳm xa là nguồn cảm hứng cho văn ông thì gia đình chính là dòng suối êm đềm nuôi dưỡng cho nguồn cảm hứng ấy trở thành tác phẩm.
Trong không khí trang nghiêm, tự hào dân tộc, lá cờ tổ quốc được từ từ kéo lên cao trong tiếng nhạc Tiến quân ca oai hùng và sự xúc động của hàng nghìn người dân có mặt ở đây.
Nhiều người tìm đến đây để hiểu hơn về một quãng thời gian khói lửa hào hùng của dân tộc qua những kỷ vật, tài liệu về chiến công của quân và dân ta trong Cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975.
Chiều 28/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu Ban Liên lạc Mặt trận Tây Nguyên B3-Quân đoàn 3 nhân kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong suốt hơn 6 thập kỷ qua, nhân dân Việt Nam và Cuba đã luôn kề vai sát cánh bên nhau trong công cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, giữ vững thành quả cách mạng, sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
Tháng tư là tháng có nhiều ký ức, có ký ức của mỗi người và ký ức lịch sử dân tộc. Chính ký ức đã cho ta nhớ lại một thời với bao cảm xúc thiêng liêng, với bao kỷ niệm ân tình với bao nhung nhớ khó quên.
Nằm ngay “phên giậu” Tổ quốc, Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là xã có địa hình chia cắt mạnh và “hội tụ” đầy đủ cái khắc nghiệt của thời tiết: mùa Đông sương muối, rét tê tái, mùa Hè thì nắng nóng, bỏng rát gió Lào. Ở vùng đất số hộ nghèo đói còn chiếm tới hơn 60%, thì con đường đến trường của các em nơi đây còn vô vàn gian khó. Và các thầy, cô giáo phải là những người rất tâm huyết với vùng cao này mới duy trì việc học hành và nuôi dạy các em.