Mỹ là siêu cường kinh tế và quân sự, luôn có sự kiêuhãnh của một cường quốc, trước dân tộc Việt Nam ý chí quật cường, không bao giờ chịu khuất phục trước mọi sức mạnh. Mỹ sử dụng “bài cuối cùng” bằng không quân chiến lược B52 tấn công Hà Nội để uy hiếp tinh thần và ý chí của ta trên bàn đàm phán hòa bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Pò Hèn là nơi ghi dấu trận chiến đấu ác liệt trên toàn tuyến biên giới phía Bắc 42 năm trước và là nơi tưởng niệm 86 người con của đất nước đã anh dũng nằm xuống để giữ gìn cương vực lãnh thổ.
22 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn kinh tế - Quốc phòng 337 hy sinh khi làm nhiệm vụ giúp dân phòng, chống và khắc phục hậu quả sau mưa lũ tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị là tấm gương cao cả, viết tiếp truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Sự hy sinh vì nhân dân của các anh sẽ mãi được người dân biên giới xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cũng như nhân dân cả nước mãi khắc ghi.
Lễ Kathina (gọi là lễ dâng y cà sa hay dâng bông) của đồng bào Khmer, được tổ chức sau 3 tháng an cư kiết hạ, nhằm cầu cho phum sóc yên ấm, gia đình bình an, cầu cho mưa thuận gió hòa và thành kính dâng lên áo cà sa, các vật dụng dành cho chư tăng.
TrườngSơn - Đường Hồ Chí Minh trở thành điểm hẹn của lớp lớp cán bộ chiến sỹ, bộ đội, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến, được cơ cấu tổ chức thành các binh chủng hợp thành thiện chiến với đầy đủ các thành phần cơ cấu gồm hơn 10 vạn quân và hơn 1 vạn TNXP. Trong số đó, nữ chiến sỹ chiếm số lượng trên 10%, lúc cao nhất có gần 2 vạn nữ chiến sĩ TrườngSơn.
Tối 10-12, tại Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) đã diễn ra buổi lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019 với chủ đề “Điểm hẹn Mũi Cà Mau”, đồng thời, khánh thành Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau. Đến tham dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ, uốn lượn giữa núi non trùng điệp với phong cảnh hữu tình, thác Trái Tim nằm trên địa phận xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, cách trung tâm thành phố Lai Châu chừng 32km. Được mệnh danh là “trái tim trắng” giữa núi rừng Tây Bắc, vẻ đẹp trong lành nơi đây đã khiến không ít người “mê đắm”.
Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày Truyền thống Bộ đội TrườngSơn (19/5/1959-19/5/2019); 44 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1975-2019), sáng 16-5, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Nữ chiến sỹ TrườngSơn tổ chức triển lãm “KiêuhãnhTrườngSơn”. Tham dự triển lãm có đông đảo các tướng lĩnh, sĩ quan và hơn 200 cựu nữ chiến sỹ TrườngSơn.
Sáng 30-4, tại Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ sông Hiền Lương - Bến Hải, UBND tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ chào mừng kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2019), 47 năm Ngày giải phóng Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2019).
Hà Giang đã và đang dựa vào Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn để phát triển du lịch. Núi đá có hàng triệu năm rồi, nhưng du lịch Hà Giang thì đang mò mẫm phát triển. “Chậm” mà “chắc”, rút kinh nghiệm các địa phương khác, Hà Giang bảo vệ bằng mọi giá về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa cốt lõi của đồng bào các dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, về các giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch Hà Giang.
Lần đầu tiên tôi đến thăm và dâng hương tại Khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn vào một ngày tháng Bảy, đúng dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Tuy đã biết, đã nhiều lần nghe kể về di tích và sự kiện lịch sử này, nhưng chỉ khi được đặt chân đến tận nơi đây, trực tiếp thắp dâng những nén hương thơm trên Đài tưởng niệm, trước những tấm bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ, lòng tôi dâng lên những cảm xúc thật đặc biệt.
Mỗi người có mỗi cách liên tưởng khác nhau khi nhắc tới miền Trung. Với riêng tôi, mỗi lần nghĩ về miền Trung, tôi thường nghĩ về mẹ. Một người mẹ tảo tần, nón mê, áo bạc của riêng tôi. Và cao hơn, rộng hơn, là những người mẹ miền Trung độ lượng, bao dung, giàu đức hi sinh, thủy chung son sắt…
Khi tôi đang nhấm nháp đôi dòng nghĩ suy về loài thảo mộc khiêm nhường này, một người bạn chặc lưỡi: Chắc hết cái hay, cái đẹp để suy ngẫm, để viết rồi sao? Bạn đâu biết rằng, tôi đang nói về một điều kỳ vĩ đấy chứ. Nhưng nó rất lớn lao mà có đâu xa, ngay bên cạnh mình, ở dưới chân mình…
Cờ Tổ quốc là biểu tượng của hồn nước, lòng dân, sự hy sinh anh dũng của biết bao thế hệ người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc... Chính vì ý nghĩa lớn lao đó nên việc treo cờ Tổ quốc được quân và dân huyện đảo Lý Sơn thực hiện một cách thường xuyên và đã trở thành nét văn hóa riêng biệt trên quê hương Hải đội Hoàng Sa. Người người, nhà nhà treo cờ Tổ quốc để thể hiện tinh thần yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong chương "Đất nước" của trường ca "Mặt đường khát vọng" đã khái quát tượng hình Tổ quốc từ những trầm tích văn hóa, chiều sâu của tâm thức dân tộc. Ở đây, nhà thơ đã huy động rất nhiều vốn liếng trí tuệ, sự từng trải, gửi gắm bao kỷ niệm suy tư hòa quyện vào nhau tạo thành một cấu trúc tương phản, cuốn hút, giàu sức thuyết phục.