Ngày 7-3, Đồn Biên phòng Quang Long, BĐBP Cao Bằng phát hiện 8 công dân nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam. Sau khi hoàn tất các thủ tục, Đồn Biên phòng Quang Long đã đưa các công dân đi cách ly phòng, chống dịch Covid-19.
Sau hơn 3 năm (2018-2021) triển khai, Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện, đã tạo được dấu ấn về cách làm đúng, đưa phụ nữ, trẻ em, người dân ở khuvựcbiêngiới thành tâm điểm để sẻ chia, đồng hành, giúp đỡ.
Thực hiện các Nghị quyết của Quân đội, BĐBP về “Tăng cường và đổi mới công tác vận động quần chúng của BĐBP trong tình hình mới”, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quán triệt nội dung nhiệm vụ tham gia công tác xóa đói, giảm nghèo; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, phù hợp và sát với tình hình thực tế từng đơn vị, địa bàn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các đồn Biên phòng thuộc BĐBP Sóc Trăng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cho các tầng lớp nhân dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn khuvựcbiêngiới biển, với nhiều cách làm sáng tạo và mang lại hiệu quả cao.
Sáng 6-3, lực lượng chức năng Campuchia phát hiện Nguyễn Văn Hậu đã bỏ trốn khỏi khu cách ly nên đề nghị lực lượng chức năng của tỉnh An Giang phối hợp truy tìm, đưa đi cách ly theo quy định.
Những năm gần đây, hoạt động của các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy trên tuyến biêngiới tỉnh Nghệ An có diễn biến rất phức tạp. Trước tình hình đó, BĐBP Nghệ An đã triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, với lợi nhuận mang lại lớn, tội phạm ma túy vẫn lén lút hoạt động, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, liều lĩnh hơn. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh với tội phạm ma túy của BĐBP và lực lượng chức năng trên tuyến biêngiới của tỉnh Nghệ An gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
Các dân tộc thiểu số sinh sống trên dọc dài đất nước Việt Nam có đời sống văn hóa phong phú, độc đáo. Cùng với đó, ẩm thực của các dân tộc cũng khá đa dạng. Từ những nguyên liệu quen thuộc của núi rừng, đồng ruộng, qua bàn tay chế biến của đồng bào các dân tộc đã trở thành những món ăn ngon và lạ mắt. Trong điều kiện đời sống vật chất của đồng bào ngày càng được nâng cao, ẩm thực truyền thống cũng vì thế mà được bà con quan tâm hơn, vừa lưu giữ được nét văn hóa truyền thống, vừa góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở Campuchia và một số địa phương trên cả nước, nhất là các trường hợp nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam, chấp hành sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP và lãnh đạo các địa phương, các đơn vị BĐBP tuyến biêngiới Tây Nam đã tích cực triển khai đồng loạt các biện pháp phòng, chống dịch, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép...
Được tôi luyện và thử thách, chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ ở các địa bàn xa xôi, địa hình phức tạp, nhưng các thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP Trà Vinh luôn trung thành với Đảng, vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió. Suốt 60 năm qua, dấu chân của người chiến sĩ Biên phòng Trà Vinh đã in đậm trên khắp các nẻo đường tuần tra, luôn đồng cam, cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, gắn bó máu thịt với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân ở khuvựcbiêngiới biển.
Luật Phòng, chống ma túy (PCMT) được Quốc hội khóa X thông qua năm 2000 và được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008. Vừa qua, Dự án Luật PCMT (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thảo luận tại tổ và hội trường. Phiên họp thứ 51 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo và cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật. Trong phạm vi bài viết, đề cập một số nội dung tạo cơ sở pháp lý vững chắc để BĐBP nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm về ma túy (TPVMT) ở khuvựcbiêngiới (KVBG).
Để có ngày hội tòng quân tươi vui, đúng ý nghĩa, trước đó cả mấy tháng trời, những cán bộ làm công tác tuyển quân phải chuẩn bị khá công phu và vất vả. Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng các cán bộ làm công tác tuyển chọn công dân nhập ngũ đã chủ động khắc phục khó khăn, tranh thủ thời gian tiến hành công tác tuyển chọn từ rất sớm, đảm bảo chặt chẽ trong từng khâu, từng bước.
Có thể khẳng định, thời gian qua, BĐBP luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc nơi biêngiới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, những chiến sĩ quân hàm xanh luôn vững vàng bám chốt, bám biêngiới ngăn chặn dòng người xuất nhập cảnh trái phép, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan vào địa bàn khuvựcbiêngiới. Qua đó, cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã nhận được sự đồng tình, tin yêu của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân ở khuvựcbiêngiới, góp phần tăng cường đoàn kết quân-dân, xây dựng khuvựcbiêngiới ngày càng vững mạnh, củng cố vững chắc “thế trận lòng dân” bảo vệ biêngiới.
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững chắc ở khuvựcbiêngiới, biển đảo, thời gian qua, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đồng bào các dân tộc trên biêngiới đã cùng với BĐBP triển khai thực hiện nhiều phong trào, mô hình thiết thực, hiệu quả. Qua đó, huy động được sức mạnh tổng hợp góp phần xây dựng biêngiới hòa bình, ổn định và phát triển, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biêngiới quốc gia. Dưới đây là ý kiến tâm huyết của đại diện các đơn vị, địa phương và nhân dân về vấn đề này.
Vượt qua rất nhiều gương mặt xuất sắc, Thượng úy Lê Thừa Văn, đại diện cho ý chí, bản lĩnh và trí tuệ của thanh niên BĐBP đã vinh dự được bình chọn là Gương mặt trẻ tiêu biểu (GMTTB) toàn quân. Chàng trai trẻ đã khẳng định mình qua những sáng kiến hữu ích trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và rất nhiều việc làm ý nghĩa hướng tới cộng đồng. Danh hiệu GMTTB toàn quân là sự công nhận xứng đáng cho sự nỗ lực, phấn đấu không biết mệt mỏi của Thượng úy Lê Thừa Văn. Đó cũng là niềm vinh dự, tự hào của lực lượng thanh niên BĐBP.