Khu trung tâm xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vào buổi sáng trung tuần tháng 12/2020 có điều gì đó diễn ra rất khác lạ. Mặc dù thời điểm này, đại dịch Covid-19 đang bùng phát, nhiều khu vực bị phong tỏa, nhưng hàng trăm con người vẫn đổ về đây để tham dự phiên tòa lưu động xét xử tội phạm ma túy.
Ngày 25/4, Đồn Biên phòng Lũng Nặm, BĐBP tỉnh Cao Bằng phối hợp với người có uy tín thông thạo tiếng dân tộc Mông trong địa bàn tổ chức khai mạc làm điểm lớp tự bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông tại đơn vị cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
Vùng đất Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với hơn 85% là người dân tộc Vân Kiều sinh sống có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, vì thế, việc đến trường học tập của con trẻ cũng chưa thể được như các địa phương khác có nhiều thuận lợi. Xuất phát từ tình yêu thương các em học sinh nơi vùng cao biên giới này, thầy giáo Phan Trí, trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Hướng Lập đã ròng rã suốt 21 năm đi gieo chữ khắp các bản làng vùng cao biên giới và có hơn 19 năm miệt mài gieo chữ bên dòng sông Sê Băng Hiêng.
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong suốt chặng đường lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của văn hóa và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sức mạnh của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước, trong đó có văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS).
Một loạt các chuyến công du cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, các chuyến thăm của lãnh đạo nước ngoài tới Việt Nam cho thấy một năm hoạt động sôi nổi và hiệu quả của đối ngoại Việt Nam.
Sáng 19/12, tại thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP Lào Cai tổ chức bế giảng và trao chứng chỉ cho các học viên hoàn thành lớp tiếng Mông giao tiếp năm 2022.
Với những người lính Biên phòng, việc họctiếng dân tộc thiểu số (DTTS) cũng như học ngoại ngữ không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là nhu cầu tự thân. Bởi có hiểu tiếng của đồng bào mới có thể làm tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững mạnh; biết được tiếng nước láng giềng mới làm tốt công tác đối ngoại biên phòng, góp phần quản lý, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia từ sớm, từ xa.
Nằm trên dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, cách trung tâm huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam khoảng 130km, 2 xã biên giới La Êê và Chơ Chun có khoảng hơn 600 hộ dân với trên 2.100 nhân khẩu đều là người dân tộc Cơ Tu, Tà Riềng. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tuy không có hộ đói, nhưng có đến 223/256 hộ nghèo theo chuẩn mới, chiếm gần 90%. Trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng La Êê, BĐBP Quảng Nam thường xuyên “3 bám, 4 cùng”, sát cánh cùng với người dân nơi đây để xây dựng biên cương ngày càng giàu mạnh.
Ngày 13/10, tại Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP đã có buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP về kết quả thực hiện Nghị quyết số 79 NQ/ĐU ngày 14/12/2020 của Đảng ủy BĐBP lãnh đạo thực hiện Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030” và học tập tiếng dân tộc thiểu số trong BĐBP( gọi tắt là Nghị quyết 79) và Kế hoạch số 526/KH-BTL ngày 8/2/2021 của Bộ Tư lệnh BĐBP về việc triển khai Nghị quyết số 79 (gọi tắt là Kế hoạch 526). Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP dự buổi làm việc.
Những năm qua, các đơn vị BĐBP đã triển khai tốt việc học tập ngoại ngữ và tổ chức nhiều lớp họctiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, chiến sĩ Biên phòng. Hiệu quả từ các lớp học này đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác vận động quần chúng, đối ngoại Biên phòng, xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững mạnh, giúp cán bộ, chiến sĩ BĐBP thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Đây là các lớp học do các đồn Biên phòng trên tuyến biên giới Nghệ An mở, học sinh là cán bộ, chiến sĩ các đồn Biên phòng, cán bộ, nhân viên các cơ quan, đơn vị đóng quân ở địa bàn biên giới và cán bộ địa phương. Thầy giáo đứng lớp là những cán bộ quân hàm xanh.
Những năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn biên giới do Đồn Biên phòng Đắc Pring, BĐBP Quảng Nam quản lý cơ bản ổn định, an ninh biên giới được giữ vững. Có được kết quả này là nhờ cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhiều mô hình đảm bảo an ninh trật tự, giúp đỡ người dân địa phương phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn cuộc sống bình yên nơi biên giới.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục-đào tạo (GD-ĐT), thời gian qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, nhà trường trong Quân đội đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng GD-ĐT. Chương trình, nội dung đào tạo được điều chỉnh phù hợp, sát với yêu cầu thực tế; chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên. Các đơn vị, nhà trường trong Quân đội đã khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021-2022.
Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của Hiến pháp đã được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, được thể chế và cụ thể hóa trong các văn bản luật.
Ngày 23/8, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh BĐBP do Đại tá Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo và chất lượng học viên đào tạo tiếng nước láng giềng sau khi tốt nghiệp ra trường tại Trường Trung cấp Biên phòng 1.