Cùng với Xa Mát, Lò Gò, Phước Tân, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, nhiều đơn vị khác của Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) tỉnh Tây Ninh cũng đã lập phòng tuyến, anh dũng chiến đấu bảo vệ đồn, bảo vệ nhân dân, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Tiêu biểu là các Đồn CANDVT: Chàng Riệc, Tân Phú, Mộc Bài, Long Phước… và các đơn vị cơ động như Đại đội 1 cơ động, Đại đội 3 cơ động hỏa lực.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, hoạt động trong bối cảnh rất phức tạp, nhưng cán bộ, chiến sĩ của Trạm Biên phòng Lò Gò, Tây Ninh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí tự lực tự cường, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trong cuộc chiến tranh biên giới, đơn vị đã đứng vững trên vị trí tiền tiêu, kiên cường đánh trả địch, lập công xuất sắc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Giải đua ghe ngo mừng Tết cổ truyền đồng bào dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây năm 2023 diễn ra từ ngày 14-16/4, thu hút 25 đội đua, với 250 vận động viên.
Khi nói đến huyện Tân Châu (tỉnh An Giang), người ta nghĩ ngay đến xứ lụa, bởi những thước vải lụa Lãnh Mỹ A vang bóng một thời đã làm nên thương hiệu đặc trưng cho vùng đất này. Trải qua bao thăng trầm, lụa Tân Châu dần dần bị mai một khiến bao người thợ nghề phải trăn trở, tiếc nuối. Nhưng rồi, qua bao năm tháng bĩ cực, làng nghề dệt lụa Tân Châu đang từng bước hồi sinh trở lại.
“Con nuôi đồn Biên phòng” - hình ảnh đã quá đỗi gần gũi, thân thương trong lòng mỗi người lính Biên phòng (BP) và nhân dân trên khu vực biên giới. Do đặc thù địa bàn, cũng như điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị và gia đình, các đồn BP lựa chọn cách đồng hành sao cho hợp lý, vừa chăm lo tốt cuộc sống cho các cháu, nhưng vẫn phải bảo đảm ngày hai buổi đến trường trên cung đường gần nhất, thuận lợi nhất.
Nhân dịp kỷ niệm 44 năm Ngày Chiến thắng chế độ diệt chủng KhmerĐỏ (7/1/1979-7/1/2023), trong 2 ngày 6-7/1/2023, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Đắk Nông do Đại tá Nguyễn Văn Lư, Chỉ huy trưởng làm trưởng đoàn đã sang thăm và chúc mừng các lực lượng Công an, Tiểu khu Quân sự và Quân cảnh Hoàng gia tỉnh Mondulkiri (Campuchia).
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với nền văn hóa mang đậm dấu ấn bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam luôn hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Tuy nhiên hiện nay, nhiều lễ hội truyền thống đang bị thương mại hóa dẫn đến hiện tượng trần tục hóa lễ hội, làm biến tướng, mất đi tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền.
Đúng 9 giờ ngày 19/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia và dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các nước ASEAN lần thứ 43 (AIPA-43).
Sáng 8/11, tại Cung Hòa Bình ở thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh và Đoàn đại biểu Việt Nam.
Cách đây hơn 55 năm (ngày 24/6/1967), Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện đầy ý nghĩa này đã ghi dấu trang sử mới trong quan hệ giữa hai nước. Việt Nam - Campuchia Samaki là tên một bài hát ca ngợi tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, đời đời bền vững giữa hai nước Việt Nam - Campuchia. Samaki dịch sang tiếng Việt nghĩa là đoàn kết. Hơn nửa thế kỷ qua, lãnh đạo và nhân dân hai nước luôn khẳng định quyết tâm cùng vun đắp mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện, gắn bó cùng phát triển, đó chính là tài sản vô giá mà bao thế hệ người Việt Nam - Campuchia đã phải trải nhiều hy sinh, mất mát mới có thể giành được.
Cách đây 55 năm (ngày 24/6/1967), Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện đầy ý nghĩa này đã ghi dấu trang sử mới trong quan hệ hai nước. Hơn nửa thế kỷ qua, lãnh đạo và nhân dân hai nước luôn khẳng định quyết tâm cùng vun đắp mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hợp tác song phương, phát triển toàn diện và bền vững lâu dài… (Samaki là chữ của Campuchia, hiểu theo tiếng Việt là đoàn kết).
Các nước khu vực cần có các hành động cụ thể để bảo vệ và thúc đẩy Bảo tồn các môn thể thao và trò chơi truyền thống (TSG) nhằm xây dựng tinh thần Cộng đồng và gắn kết các dân tộc Đông Nam Á.
Trong những ngày đại dịch Covid-19 căng thẳng, chị Nguyễn Thị Trúc Mai, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Tây Ninh vẫn xuôi ngược với xe hàng thiện nguyện lên biên giới để hỗ trợ bà con, chia sẻ vất vả, khó khăn với cán bộ, chiến sĩ ở các tổ, chốt kiểm soát phòng chống dịch. Chị cũng là người phát động Chương trình “Thắp sáng đường biên”; tổ chức nhiều chương trình từ thiện để san sẻ với người lính Biên phòng và người dân hai bên biên giới Việt Nam - Campuchia.
“Mê Kông chảy/ Cây lao đá đổ/ Ngẫm nghĩ voi đi/ Thác Khôn cười trắng xóa/ Lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương/ Những trưa hè ngun ngút nắng Trường Sơn/ Rừng Lào - Miên rộng quá/ Dân Lào - Miên mến yêu/... Ta cởi áo lội dòng sông ta hát/ Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát...” - Từ vùng biên giới xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang đang mùa lúa chín vàng, dưới tán lá mướt xanh của những rặng thốt nốt đang mùa hoa dậy hương ngầy ngậy, tôi lắng nghe vẳng từ chốt Biên phòng giọng anh lính người miền Tây ngâm nga những câu thơ trong bài “Cửu Long giang ta ơi” của cố nhà thơ Nguyên Hồng.
Đầu Xuân, có một ngày truyền thống dành cho các thầy thuốc Việt Nam (ngày 27-2). Hình ảnh người thầy thuốc được tôn vinh, ngợi ca đó như là những “Thiên thần áo trắng” và trong đại dịch chống Covid-19, họ được vinh danh với tên gọi “Những chiến binh áo trắng” quả cảm trên tuyến đầu chống dịch. Tôi muốn gọi họ là những người “Mẹ hiền áo trắng”. Mẹ hiền bởi tấm lòng y đức, cái tâm trong sáng của người thầy thuốc vừa bao dung, nhân ái, vừa hiền hòa, thân thiết, tin cậy.