Sau thời gian tạm lắng, hành vi sử dụng tàu giã cào khaithác hải sản trái phép ở khu vực biển gần bờ của tỉnh Hà Tĩnh có chiều hướng gia tăng trở lại. Trước tình hình đó, BĐBP Hà Tĩnh và các cơ quan chức năng đang triển khai các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần tạo sinh kế bền vững cho ngư dân.
Việt Nam có gần 12 triệu ha đất ngập nước, trong đó chưa kể diện tích sông, suối ngập nước theo mùa và suối, điểm nước nóng, nước khoáng, chiếm 37% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc. Vùng đất này có hệ đa dạng sinh học hết sức phong phú và là khu vực dễ bị tổn thương bởi sự phát triển kinh tế - xã hội quá mức, ô nhiễm môi trường và khaitháctậndiệt. Để bảo vệ vùng đất ngập nước, Việt Nam đã và đang nỗ lực trong xây dựng hệ thống thể chế, chính sách cũng như triển khai bảo vệ bằng những hành động thực tiễn.
Nằm cuối dòng sông Thoa chảy ra cửa biển, làng Mỹ Á (phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quàng Ngãi) vẫn giữ được nếp sống của làng quê truyền thống với những ngôi nhà ba gian êm đềm dưới tán dừa đu đưa bóng mát. Những ngày này, tới Mỹ Á, có thể cảm nhận được hương Xuân đến từ vị mặn mòi của biển. Người dân ở đây bảo rằng, từ xa xưa cho đến tân ngày nay, biển khơi là nơi nuôi sống dân làng, giúp người dân xứ biển Mỹ Á đi qua thời gian khó, chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp.
Vẹn nguyên giá trị xuyên suốt 4 thập kỷ, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là một bước đi quan trọng để điều hành và duy trì trật tự đối với đại dương của Liên hợp quốc (LHQ). Trước thực trạng đại dương “kêu cứu”, thế giới cần tham vọng lớn hơn nêu cao tầm quan trọng về việc tiếp tục sử dụng UNCLOS là thiết chế thiết yếu để giải quyết những thách thức đối với tương lai của nhân loại.
Thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trà Cổ, BĐBP Quảng Ninh luôn vững vàng nơi đầu sóng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, góp phần mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân nơi địa đầu Tổ quốc.
Cà Mau có vùng biển rộng khoảng 80.000km2, là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước. Với nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú đã cho sản lượng đánh bắt, khaithác đạt khoảng 300.000 tấn/năm, đem về nguồn thu rất lớn cho địa phương về kinh tế biển. Tuy nhiên, tình hình an ninh trật tự trên biển thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp, như tranh chấp ngư trường, hoạt động đánh bắt sai vùng tuyến, sử dụng kích điện gây hủy hoại nguồn lợi và tài nguyên khác trên biển. BĐBP Cà Mau đã và đang có nhiều nỗ lực ngăn chặn các hoạt động đánh bắt tậndiệt, bảo vệ nguồn tài nguyên, lập lại trật tự trên biển.
Địa bàn vùng cao có đặc thù là nhiều đồi núi, dân cư bố trí thưa thớt, cùng với điều kiện kinh tế khó khăn nên gần như toàn bộ các hộ gia đình ở 2 xã A Ngo và A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị vẫn thường xuyên phải sử dụng nước khe suối để phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh đã dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe.
Thời gian qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Ninh Bình đã tích cực, chủ động phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt hành vi khaithác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC). Điều đó đã góp phần cùng cả hệ thống chính trị thực hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc tháo gỡ “thẻ vàng” của EC đối với thủy sản Việt Nam.
Khaithác thủy sản bằng các hình thức tậndiệt không chỉ phá hủy tính bền vững, đa dạng của môi trường biển, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của ngư dân. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt, một bộ phận ngư dân trên địa bàn huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận vẫn lén lút sử dụng các hình thức tậndiệt để khaithác thủy sản. Cùng với các lực lượng chức năng, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng (CKC) Phú Quý, BĐBP Bình Thuận đã và đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng ngư dân sử dụng các hình thức tậndiệt để khaithác thủy sản.
Phát huy truyền thống anh hùng của đơn vị, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cồn Cỏ, BĐBP Quảng Trị luôn đoàn kết, trên dưới một lòng, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên đảo tiền tiêu kiên cường bám biển, bám đảo để bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới thân yêu của Tổ quốc.
“Giá sá sùng tươi dao động từ 350.000-450.000 đồng/kg. Còn giá sá sùng khô khoảng 6 triệu đồng/kg. Người nào thạo nghề có thể đào trong vòng 5-7 ngày là kiếm được 1 chỉ vàng. Vì thế, người ta thường gọi nghề này là nghề bới cát tìm vàng” - anh Hoàng Đức Tuyên, thôn Đông Nam, xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vui vẻ chia sẻ với tôi.
Nguồn lợi hải sản nước ta đang bị suy giảm nhanh trong vòng 5 năm trở lại đây đặt ra yêu cầu bức thiết phải bảo tồn để đảm bảo sinh kế cho cộng đồng ngư dân. Việc bảo tồn nguồn lợi còn có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các quy định chống khaithác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Những năm gần đây, nhiều xã ở vùng cao, biên giới tỉnh Nghệ An triển khai các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt nguồn lợi thủy sản trên các sông, suối đầu nguồn. Chủ trương đó đã phát huy tác dụng góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, tạo điều kiện để các địa phương phát huy thế mạnh du lịch sinh thái, thu hút khách tham quan.
Bằng sự tận tâm, nhiệt huyết của tuổi trẻ, những năm qua, Thượng úy Nguyễn Tuấn Nghĩa, Đội phó Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Long Sơn, BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu luôn tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị. Với nhiều sáng kiến hay, giải pháp hiệu quả, anh đã ghi đậm dấu ấn trong thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh niên (PTTN) tại địa phương, qua đó, góp phần tô thắm hình ảnh cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều dài bờ biển 126km. Trong những năm qua, khu vực ven biển của địa phương này còn xảy ra tình trạng tranh chấp ngư trường, trộm cắp ngư lưới cụ, đặc biệt là hoạt động đánh bắt giã cào sai tuyến ngày càng tinh vi và manh động hơn. Trước thực trạng đó, Hải đội 2, BĐBP Thừa Thiên Huế đã nỗ lực vượt khó, tăng cường tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật trên biển nhằm bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh, trật tự, duy trì môi trường an toàn cho ngư dân lao động, sản xuất đúng pháp luật.