Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất, sáng 6/12, tại xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, thừa ủy quyền của thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương hai bên biên giới tổ chức trao tặng học bổng "Nâng bước em tới trường" cho các em học sinh và trao tặng bò giống cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở địa bàn khu vực biên giới tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Attapeu (Lào).
Sau gần 5 ngày bị nạn trên biển, sáng 5/12, 11 ngư dân đi trên tàu cá số hiệu QNg-90458-TS đã được tàu cá của ông Tiêu Viết Lành, trú ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đưa về cảng Sa Kỳ bàn giao cho Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ngãi và chính quyền địa phương. Các ngư dân trên tàu bị nạn sức khỏe đều bình thường.
Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 sau gần 2 năm chính thức đi vào thực hiện tại thực tiễn địa phương đã đạt được những thành quả bước đầu. Tuy nhiên, do đây là một CTMTQG mới nên chưa có sự kế thừa kinh nghiệm triển khai. Chương trình lại được thực hiện tại địa bàn rộng lớn, có địa hình đồi núi phức tạp, chia cắt, xa các trung tâm lớn; thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiêntai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Các hộ nghèo, cận nghèo sinh sống chủ yếu ở vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, điều kiện sản xuất không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, không đồng đều... cùng một số nguyên nhân khách quan, chủ quan khác đã dẫn đến quá trình đưa Chương trình vào thực tiễn cuộc sống còn gặp khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải tiếp tục tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để gỡ khó trong tổ chức thực hiện.
Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Hội nghị giao ban tháng 11/2023 dưới sự chủ trì của Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP. Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP dự hội nghị. Tham dự hội nghị còn có các đồng chí Thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP; Thủ trưởng Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Thủ trưởng các cục; chỉ huy các cơ quan, đơn vị khối cơ quan Bộ Tư lệnh và các học viện, nhà trường trong BĐBP.
Là cửa ngõ chiến lược quan trọng trên vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, khu vực biên giới tỉnh Gia Lai là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động đối ngoại rất đa dạng, phong phú, trong đó có công tác đối ngoại Biên phòng (BP). Với “điểm nhấn” là cặp cửa khẩu quốc tế (CKQT) Lệ Thanh - Ozadao, cùng hệ thống giao thông qua lại biên giới tương đối thuận lợi, công tác đối ngoại BP không chỉ đóng vai trò trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, mà còn thúc đẩy giao lưu phát triển giữa hai khu vực Tây Nguyên Việt Nam và Đông Bắc Campuchia...
“Bao đêm xuyên rừng âm u qua bao vách lèn hoang vu, hay giữa chốn bom đạn giặc Mỹ, ta gìn giữ miền biên khu. Khi xuất kích gian nan rừng sâu. Tình yêu thương đồng đội có nhau. Mỗi ngọn núi con sông nơi Trường Sơn, vẫn ấm áp tình dân”. Câu hát hào hùng trong ca khúc “Đêm Cha Lo” của nhạc sĩ Phạm Tuyên đã đưa chúng tôi lên cổng trời theo con đường Hồ Chí Minh huyền thoại để đến với miền biên khu nổi tiếng của đất Quảng Bình chang chang cát trắng. Tỉnh Quảng Bình có đường biên giới đất liền dài 222,118km, tiếp giáp với hai tỉnh Khăm Muộn và Savannakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Toàn tuyến có 61 mốc quốc giới và 1 cọc dấu nằm trên địa phận 4 huyện biên giới Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Ninh và Lệ Thủy thuộc địa bàn sinh sống chủ yếu của 2 dân tộc Chứt và Bru-Vân Kiều.
Để luôn là điểm tựa vững chắc cho bà con ngư dân vươn khơi bám biển, đặc biệt là trong mùa mưa bão năm nay, Hải đội 2 Biên phòng, BĐBP Bình Định đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp, sẵn sàng ứng cứu ngư dân khi có tình huống xảy ra.
Thực hiện phương châm "gần dân, sát dân, nghe dân nói, nói dân hiểu và làm dân tin", cán bộ, chiến sĩ (CBCS) BĐBP Bình Định đã cụ thể hóa bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo. Qua đó, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác dân vận, công tác vận động quần chúng, góp phần tăng cường thế trận lòng dân vững chắc trên tuyến biên giới biển của tỉnh.
Lúc 7 giờ 15 phút sáng 23/11, tàu SAR 412 thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (Cục Hàng hải Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải) đã đưa 39 thuyền viên, cùng tàu cá QNg 90251-TS về đến cầu cảng Hải đoàn Biên phòng 48 (thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) an toàn, làm thủ tục bàn giao cho cơ quan chức năng theo quy định.
Xã A Ngo và A Bung thuộc huyện Đakrông là địa bàn xung yếu có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét mỗi khi có mưa bão. Trong nhiều năm qua, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng, trong đó có BĐBP đứng chân trên địa bàn đã tích cực, chủ động bám nắm tình hình, kịp thời hỗ trợ người dân ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do mưa bão gây ra.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG DTTS & MN) mới được đưa vào tổ chức thực hiện tại thực tiễn địa phương từ nửa cuối năm 2022. Song với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương; sự nỗ lực, quyết tâm cao và tính chủ động trong phối hợp của Ủy ban Dân tộc - cơ quan chủ Chương trình với các bộ, cơ quan Trung ương, thành viên Tổ công tác; sự nỗ lực của nhiều địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện nên đã thu được những thành quả bước đầu, với kết quả một số chỉ tiêu rất khả quan.
Ngày 18/11, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiêntai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Acecook Việt Nam tổ chức trao 2.000 thùng mỳ tôm và 340 máy lọc nước cho người dân và trường học, trạm xá là địa điểm sơ tán trong đợt mưa lũ vừa qua trên địa bàn 9 huyện, thị xã của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiêntai, tính đến sáng 18/11, số người chết và mất tích do mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đã tăng lên con số 9.
Tôi gặp Thiếu tá Đỗ Văn Lanh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Sông Đốc, BĐBP Cà Mau sau khi anh từ Thủ đô Hà Nội trở về. Anh là một trong 67 điển hình tiêu biểu toàn quốc về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được tôn vinh trong Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2023" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 11/2023, tại Thủ đô Hà Nội.