Đợt mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ trong những ngày qua đã gây thiệt hại nặng ở nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình, Điện Biên. Theo đó, mưa to kéo dài kết hợp với lũ ào ạt đổ về khiến nhiều khu dân cư bị ngập sâu trong nước. Đã có 9 người chết, 4 người bị thương, hàng ngàn ha lúa, hoa màu bị ngập nước, hư hại.
Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (PCTT) cho biết, tính đến 17 giờ ngày 12-5-2022, đợt mưalũ, lốc, sét từ ngày 9 đến 12-5 tại các tỉnh Bắc Bộ đã làm 6 người chết, 1 người mất tích và 3 người bị thương. Sáng 13-5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện số 415/CĐ-TTg yêu cầu các địa phương chủ động ứng phó mưalũ tại khu vực Bắc Bộ.
Thủ tướng yêu cầu triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả, khắcphục nhanh hậuquảmưalũ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại do thiên tai.
Từ tối 9-5 đến sáng 10-5, khu vực Bắc Bộ có mưa lớn trên diện rộng khiến cho nhiều địa phương bị ngập úng cục bộ, thiệt hại về sản xuất nông nghiệp. Ngay khi xảy ra mưa lớn, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đã triển khai lực lượng hỗ trợ người dân di chuyển tài sản tới nơi an toàn và khắcphục thiệt hại.
Từ tối 9-5 đến rạng sáng ngày 10-5 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh xảy ra mưa lớn trên diện rộng khiến cho nhiều địa phương bị ngập úng, gây khó khăn cho giao thông và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Dòng Sê Rê Pốk bắt nguồn từ Đắk Lắk là phụ lưu quan trọng của sông Mekong, vắt ngang Buôn Đôn - địa bàn quản lý của Đồn Biên phòng Sê Rê Pốk, BĐBP Đắk Lắk rồi chảy ngược về Tây, “xuất cảnh” qua biên giới vào khu vực biên giới Me Ruch của nước bạn Campuchia. Trong nhiều thế kỷ trước đây, dòng sông là một trong những con đường giao thương quan trọng giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Kể từ cuối năm 2016 đến nay, ánh sáng của tình hữu nghị giữa BĐBP Việt Nam và Công an Campuchia luôn tỏa sáng.
Lịch sử cho thấy, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia luôn có mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống tốt đẹp, luôn hết lòng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Trên dọc dài biên giới các tỉnh Tây Nguyên từ cột mốc ba biên trên vùng ngã ba Đông Dương (Kon Tum) đến chốt kiểm soát 470, thuộc Đồn Biên phòng (BP) Bu Cháp, BĐBP Đắk Nông, mối tình tốt đẹp đó được duy trì ở mọi cấp độ; từ ngoại giao cấp nhà nước, các cấp chính quyền, đến đối ngoại quốc phòng, an ninh, ngoại giao nhân dân, hai bên luôn dành cho nhau tình cảm vô tư, trong sáng nhất. Điều này càng được thể hiện đậm nét khi đối diện với những mối hiểm họa đến từ tự nhiên, đặc biệt là “cuộc chiến” chống đại dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức căng thẳng hiện nay…
Những năm qua, với vai trò là lực lượng nòng cốt, xung kích trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN), các đơn vị BĐBP luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng ứng phó, chấp nhận rủi ro, nguy hiểm về mình để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, các đơn vị BĐBP luôn chủ động rà soát, bổ sung phương án PCTT, đồng thời, tập huấn kỹ năng cứu hộ, cứu nạn. Sự chuẩn bị kỹ càng cùng với tinh thần dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ đã giúp các đơn vị BĐBP thực hiện hiệu quả nhiệm vụ PCTT-TKCN.
Đóng quân ở khu vực biên giới, nơi thường xuyên hứng chịu các hình thái thiên tai (TT) nguy hiểm như bão, lũ, giông lốc, sạt lở đất, lũ quét, vì thế, cán bộ, chiến sĩ BĐBP luôn xác định tâm thế sẵn sàng xử lý những tình huống nguy cấp. Với tinh thần hết lòng vì dân, trong suốt những năm qua, những người lính mang quân hàm xanh luôn có mặt đầu tiên, chấp nhận nguy hiểm, xả thân ứng cứu dân mỗi khi có tình huống xảy ra.
Bắt nguồn từ chân núi Ngọc Rinh Rua thuộc huyện Ngọc Hồi, sông Sa Thầy (còn có tên gọi khác là Ia H’Drai) xuôi về hướng Nam, đi qua địa bàn các huyện Sa Thầy, Ia H’Drai thuộc tỉnh Kon Tum rồi hòa vào con sông thủy điện Sê San chảy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia. Trước khi hợp lưu với dòng Sê San, sông Sa Thầy “nghiêng mình” uốn lượn qua khe núi, tạo nên những đường cong mỹ miều đẹp như tranh vẽ. Có một điều rất lạ là nằm cạnh “thung lũng nước” tràn trề như thế, nhưng dải đất biên phòng (BP) nơi cuối dòng sông lại luôn khô khát và hạn hán dường như đã trở thành quy luật “đến hẹn lại lên”…
Ngay sau khi xảy ra giống lốc kèm mưa lớn, chính quyền địa phương đã triển khai lực lượng tại chỗ, tập trung khắcphục, rà soát thiệt hại nhằm sớm ổn định đời sống, sản xuất cho nhân dân.
Khi mưalũ đi qua, những người lính quân hàm xanh tiếp tục sát cánh cùng nhân dân khắcphụchậuquả, ổn định đời sống. Qua đó, tỏa sáng phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thiên tai, bão lũ, xây dựng tình quân dân ngày càng gắn bó nơi biên giới.
Trong 2 ngày 31-3 và 1-4, tại các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị đến Khánh Hòa xảy ra mưa lớn kèm theo giông lốc trên diện rộng khiến cho nhiều ghe thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản của người dân bị nhấn chìm, nhà cửa bị tốc mái, hoa màu bị ngập nước. Trước tình hình đó, BĐBP các tỉnh đã nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương giúp nhân dân khắcphụchậuquả để sớm ổn định cuộc sống.
Đợt mưalũ bất thường ngay giữa mùa khô, kèm theo dông lốc, sóng lớn đã gây thiệt hại về người, nhà cửa, đặc biệt là thiệt hại và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
Thời tiết xấu trên biển trong những ngày qua đã khiến nhiều tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản của ngư dân ven biển miền Trung bị nhấn chìm, hư hỏng. Cùng với chính quyền địa phương, BĐBP các tỉnh: Đình Định, Phú Yên và Khánh Hòa đã điều động 287 lượt cán bộ, chiến sĩ và 5 phương tiện phối hợp với các lực lượng tìm kiếm người mất tích, tham gia khắcphụchậuquả thiên tai, hỗ trợ nhân dân ổn định cuộc sống.