Trân quý vô cùng giá trị của độc lập, thống nhất, hòa bình, mỗi người Việt Nam lại càng khao khát hiện thực ước mơ kiến quốc “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phụ nữ vùng dân tộc thiểu số (DTTS) vốn dĩ đã gặp những rào cản khác nhau trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em thì thời gian qua càng khó khăn hơn khi mạng lưới cô đỡ thôn, bản (CĐTB) - “cánh tay nối dài” của hệ thống y tế tại cơ sở đang gặp trở ngại do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong bối cảnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 với Dự án 7, có nội dung hỗ trợ đội ngũ này được coi là cơ hội để động viên CĐTB tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của người dân ở vùng khó.
Với tình thương và trách nhiệm của người lính quân hàm xanh, Thượng úy Võ Huy Thắng, Trợ lý Công tác quần chúng, Phòng Chính trị, BĐBP Quảng Bình luôn dành nhiều tâm huyết với bà con nghèo nơi biên giới. Anh luôn xông xáo, tích cực tham mưu, đẩy mạnh các chương trình, hoạt động hướng về người dân ở khu vực biên giới, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây. Anh xứng đáng được bình chọn là “Gương mặt trẻ tiêu biểu” BĐBP năm 2022.
“Năm 1962, tôi vượt sông Bến Hải ra Vĩnh Linh (Quảng Trị) huấn luyện nghiệp vụ tình báo. Về bờ Nam, tôi làm trưởng nhóm tình báo đến năm 1972, với mật danh K2 của Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) Vĩnh Linh”.
Tôi có may mắn được tháp tùng Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên trong chuyến thăm quê lần cuối của ông. Cảm nhận của tôi về ông là một con người tài giỏi trên nhiều lĩnh vực và cũng là người nặng tình với quê hương Quảng Bình.
Chương trình 135 (CT 135) và Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo ra những con đường bê tông phẳng lỳ trên đại ngàn Trường Sơn. Đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở 12 xã vùng biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có thể thong dong trên xe từ nhà ra đến trung tâm huyện, điều này trước đây, đồng bào có nằm mơ cũng không thể thấy được.
Tháng 2 đến là lúc những cành hoa Piar Tang Arát (người vùng xuôi tỉnh Quảng Trị gọi là hoa lang rừng) khoe sắc vàng trên khắp đỉnh non cao - nơi người Vân Kiều sinh sống. Những năm gần đây, cuộc sống của đồng bào Vân Kiều đã dần đủ đầy và ấm áp, đời sống kinh tế tiếp tục có bước phát triển bởi bản làng luôn nhận được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, nhất là sự chung tay, đồng hành của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị.
Hơn nửa thế kỷ đi qua, tôi vẫn còn nhớ câu nói đầy tâm huyết của già làng Hồ Tơ, đảng viên thời tiền khởi nghĩa ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Vĩnh Linh (nay là huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị): “Chữ Bác Hồ đã khai tâm, khai trí cho dân tộc Pa Kô-Vân Kiều”…
Mặc dù thời tiết không thuận lợi, nhưng Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2023 do Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tại xã Hồng Vân (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Một mùa Xuân ấm áp, nghĩa tình và đoàn kết quân dân là tiền đề, động lực để quân dân nơi biên giới sẵn sàng bước vào năm mới…
Ngày cuối năm, nhiệt độ ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị xuống thấp, thế nhưng, về với đồng bào những ngày giá lạnh này, chúng tôi bắt gặp nụ cười của các em thơ có áo, xe đạp mới đến trường, niềm vui người nghèo nhận mái ấm biên cương. Sự tích cực kết nối của người lính Biên phòng với những tấm lòng thiện nguyện, sẻ chia cùng người dân như ngọn lửa mang hơi ấm lan tỏa xua đi cái lạnh của ngày đông giá rét.
Xã Hướng Việt và xã Hướng Lập (thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) có dân số 736 hộ/3.220 khẩu, với gần 90% là đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, trong đó nhiều bản ở vùng sâu, sát biên giới, xa trung tâm hành chính xã, vì thế, nhận thức của người dân về pháp luật không đồng đều. Để giúp bà con trên địa bàn đơn vị quản lý nâng cao kiến thức về pháp luật, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới, Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho nhân dân.
Để ngăn ngừa vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, các cấp, các ngành tại tỉnh Bình Định đã có nhiều hoạt động với nỗ lực đưa pháp luật thấm sâu vào đời sống của người dân. Đồng thời, đưa quy định chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết vào các bản làng, giúp hạn chế đáng kể tình trạng này.
Theo thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Bình Định, tỉnh Bình Định có 39 dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, với khoảng gần 42.000 người, chiếm 2,81%, trong đó có 3 dân tộc cư trú lâu đời là Ba Na, H'rê và Chăm. Dân số toàn tỉnh sinh sống tập trung theo cộng đồng làng ở 33 xã, thị trấn thuộc các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, VânCanh, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát. Hiện nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các huyện miền núi của tỉnh Bình Định tuy có giảm nhưng vẫn còn là một vấn đề đáng báo động.
Sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy BĐBP thành phố Hồ Chí Minh với Thành ủy Thủ Đức và các quận, huyện ủy khu vực biên giới biển và cửa khẩu cảng của thành phố giai đoạn 2018-2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua đó, góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh; bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh vùng biển, cửa khẩu cảng, thực hiện tốt chủ trương hội nhập, phát triển của thành phố.