Cứ mỗi dịp xuân đến, “Tết Mông xuống phố” lại được Câu lạc bộ sinh viên Mông tình nguyện tại Hà Nội tổ chức. Sự kiện đã trở thành nét văn hóa hàng năm của cộng đồng người Mông tại Hà Nội. Với chủ đề “Nhạc cụ-dân ca của người Mông”, “Tết Mông xuống phố năm 2021” đã mang đến cho cộng đồng người Mông nhiều nét mới, đặc sắc, để các bạn trẻ được trải nghiệm, thực hành văn hóa của dân tộc mình giữa Thủ đô “ngàn năm văn hiến”.
Đồng bào Dao quan niệm chỉ những ai đã "thụ lễ" cấp sắc mới được coi là người trưởng thành, biết phân biệt phải trái, có đủ tư cách làm các công việc trong dòng tộc, cộng đồng.
Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La cho biết, rạng sáng ngày 11-4, mưa đá kèm theo giông lốc đã xảy ra tại địa bàn xã Bon Phặng, Muổi Nọi huyện Thuận Châu; xã Chiềng Cọ, Hua La, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La).
Tết truyền thống của người Mông Tây Bắc (hay còn gọi là Tết Nào Pê Chầu) thường diễn ra vào cuối tháng 11 âm lịch hàng năm và kéo dài trong nhiều ngày, đây là lúc mùa màng trên nương đã thu hoạch xong. Tết Nào Pê Chầu là dịp để đồng bào Mông nghỉ ngơi, vui chơi, gặp gỡ, hỏi thăm nhau và chúc nhau những điều tốt đẹp, thắt chặt hơn tình đoàn kết cộng đồng, làng bản, đồng thời cùng nhìn lại những thành quả sau một năm lao động vất vả.
Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu năm 2019 diễn ra ngày 12-11, tại Hà Nội, là nơi quy tụ những gương mặt trẻ tuổi người DTTS với nhiều thành tích trong học tập và lao động sản xuất. Họ chính là niềm tự hào của nhiều bản làng xa xôi, hẻo lánh với những việc làm ý nghĩa, thành tích học tập xuất sắc. Báo Biên phòng giới thiệu một số gương mặt trẻ tuổi người DTTS đã tạo sức lan tỏa trong cộng đồng và xã hội, được vinh danh lần này.
Với hơn 10 triệu hội viên trong và ngoài nước, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam đang tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và phương thức hoạt động, gắn bó mật thiết với đời sống thanh niên, tạo môi trường tích cực, lành mạnh để thanh niên Việt Nam rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
15 gương mặt tiêu biểu xuất sắc đại diện cho hơn 10 triệu cán bộ, hội viên, thanh niên Việt Nam đã vinh dự được nhận Giải thưởng “15 tháng 10” trong buổi lễ được tổ chức trang trọng tối 15-10, tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 63 năm Ngày Truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam (15/10/1956 - 15/10/2019). Trao đổi với phóng viên bên lề sự kiện, một số cá nhân được tôn vinh đã chia sẻ về vai trò, sứ mệnh của tuổi trẻ hiện nay cũng như việc đoàn kết, tập hợp thanh niên thực hiện các phong trào ở địa phương.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, từ đêm 3 đến 4-8, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có mưa vừa, mưa lớn kéo dài và giông rải rác, khiến cho nhiều nơi bị sạt lở, có nơi ngập trong nước lũ, mặc dù không gây ách tắc, song cũng gây ra nhiều khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông, gây thiệt hại về tài sản của người dân.
Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, đêm 3 và sáng 4-8, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La tiếp tục có mưa vừa và mưa to. Tại huyện Mộc Châu, nước lũ từ thượng nguồn đổ về khiến cho nhiều gia đình ở tiểu khu 1, tiểu khu 3 và một số bản ở xã Đông Sang bị ngập sâu trong nước. Cũng trong đêm 2-8 đến ngày 4-8, mưa lớn kéo dài xảy ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Huy động các lực lượng giúp dân khôi phục nhà cửa, khắc phục, thông tuyến các đường giao thông, dọn dẹp vệ sinh, môi trường, đặc biệt là các trường học để kịp thời cho các em học sinh khai giảng năm học mới. Đó là chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Vũ Xuân Thành, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT) trong chuyến đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ngày 29-8.
Mưa lũ, sạt lở đất tại các tỉnh phía Bắc vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân. Giới chuyên gia khí tượng thủy văn (KTTV) cảnh báo, thời tiết vẫn có thể tiếp tục xảy ra những diễn biến bất thường, đòi hỏi các cơ quan chức năng và địa phương phải có những giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân.
Những năm qua, tinh thần “Tiếp bước cha anh, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” đã luôn là tâm nguyện của biết bao chiến sĩ trẻ BĐBP đang ngày đêm cống hiến trí tuệ, sức lực của mình vì sự bình yên của biên cương Tổ quốc. Gặp gỡ những gương mặt trẻ tiêu biểu, triển vọng trong BĐBP tại Lễ tuyên dương “Gương mặt trẻ tiêu biểu”, “Gương mặt trẻ triển vọng” BĐBP năm 2017, chúng tôi đều có chung cảm nhận rằng, dù tuổi đời, tuổi quân còn rất trẻ, song, những cống hiến của họ thực sự đã góp phần làm sáng đẹp hơn hình ảnh người chiến sĩ mang quân hàm xanh, tô thắm thêm truyền thống Anh hùng của lực lượng BĐBP.
Sau nhiều năm lưu lạc qua các “miền đất hứa”, xuân này, nhiều đồng bào Mông ở tỉnh Điện Biên đã tìm được “tổ ấm” đích thực. Những ngày áp Tết Nguyên đán Mậu Tuất, chúng tôi tìm đến những bản tái định cư trên biên giới huyện Mường Nhé để chứng kiến cuộc sống mới của hàng trăm hộ dân một thời lầm lỡ. Lâu lắm rồi, nụ cười mới tràn ngập trong những mái nhà của người dân tái định cư.
“Phải làm sao với tương lai của những đứa trẻ sinh ra trong môi trường sống nhiều người nghiện?” -Câu hỏi mà Chủ tịch xã Na Ư Lỳ Nình Vàng đặt ra thật sự là bài toán khó đối với các cấp, các ngành của tỉnh Điện Biên.
Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, tới kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo địa phương cần rà soát, di dời khẩn cấp những hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.