Ở làng Tơ Ma, khi nói đến người đam mê làm tượng cổng làng thì tất cả mọi người trong làng nói ngay đến anh Nguyễn Văn Quyết, chàng trai dân tộc Xơ Đăng với những tình cảm tốt đẹp. Anh được xem như người “giữ hồn” về nghệ thuật tạc tượng dân gian Xơ Đăng với sự am hiểu và niềm đam mê cháy bỏng.
Nhằm tạo đà phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có để triển khai hiệu quả các chủ trương về phát triển cây sâm Ngọc Linh, tháng 6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó, Quảng Nam là một trong 3 địa phương của cả nước phát triển vùng nguyên liệu sâm Việt Nam quy mô hàng hóa. Đây chính là cơ sở để tỉnh Quảng Nam tập trung phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh trong thời gian tới.
Với phương châm “nơi ở mới phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ”, giúp đồng bào dân tộc thiểu số an cư lạc nghiệp, trong những năm qua, các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam đã làm nên cuộc “cách mạng lớn” về quy hoạch sắp xếp dân cư.
Việc triển khai bảo vệ rừng gắn với sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số đã mở ra hướng đi mới, vừa góp phần vào việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vừa hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, mưa kèm theo dông lốc trong những ngày qua làm 1 người dân ở tỉnh Kiên Giang bị chết, nhiều nhà cửa của người dân các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Kon Tum, Trà Vinh, Gia Lai bị hư hỏng.
Sau gần 5 năm, làng Hạnh Phúc đúng như tên gọi đã hiện hữu trên đỉnh núi Lâng Loan với những nóc nhà của đồng bào Xơ Đăng được quy hoạch, sắp xếp khoa học, gắn kết thuận lợi với các công trình phục vụ sản xuất, an sinh xã hội và đảm bảo môi trường, sức khỏe cho người dân.
Vào những ngày cuối tháng 5/2023, khi có dịp lên xã Trà Bui, huyện Bắc TràMy, tỉnh Quảng Nam công tác, may mắn chúng tôi được xem già Đinh Văn An (80 tuổi), dân tộc Ca Dong, ở thôn 6 biểu diễn múa khiên của người Ca Dong. Già An tay phải cầm khiên, tay trái cầm con dao tái diễn từng động tác múa khiên, khi gạt, khi đẩy về phía trước, khi nhảy tiến lên lao thẳng, khi nhảy lùi, thu gọn khom người về phía sau lấy khiên che chắn... Những động tác đó như chiến binh thời cổ đang chiến đấu, thể hiện nét oai phong, hùng dũng.
Dưới những cánh rừng trên dải Trường Sơn, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà cuộc sống của những người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã có nhiều thay đổi đáng kể. Công tác dân tộc đã và đang hỗ trợ hàng vạn đồng bào DTTS thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Sau bao nhiêu nỗ lực, trăn trở, nhiều đêm thức, ngủ cùng giống dược liệu quý, giờ đây, ông Lương Văn Hào, nguyên Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên, hiện đang là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) trở thành người đầu tiên di thực thành công trồng sâm Ngọc Linh (vốn có duy nhất ở huyện Nam TràMy, tỉnh Quảng Nam) lên núi Hoàng Liên.
Với lợi thế về vùng trồng dược liệu đặc thù, Quảng Nam đang hướng tới xây dựng các vùng chuyên canh dược liệu nhằm cung cấp các sản phẩm cho thị trường, đồng thời, gắn phát triển kinh tế với phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, thu hút sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp.
Theo thông tin từ Ủy ban Dân tộc (UBDT), cơ quan này đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung thay thế Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg (gọi tắt là Quyết định 12) về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Vùng đất Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với hơn 85% là người dân tộc Vân Kiều sinh sống có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, vì thế, việc đến trường học tập của con trẻ cũng chưa thể được như các địa phương khác có nhiều thuận lợi. Xuất phát từ tình yêu thương các em học sinh nơi vùng cao biên giới này, thầy giáo Phan Trí, trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Hướng Lập đã ròng rã suốt 21 năm đi gieo chữ khắp các bản làng vùng cao biên giới và có hơn 19 năm miệt mài gieo chữ bên dòng sông Sê Băng Hiêng.
Suốt 12 năm qua, anh Hồ Hoàng Liêm (33 tuổi, trú tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) cùng cộng sự vẫn luôn miệt mài “cõng” điện mặt trời và “rạp chiếu phim” đến với bà con dân tộc thiểu số và học sinh vùng cao. Những ngọn núi cao chót vót, những hiểm nguy rình rập dưới vực sâu không ngăn được bước chân của chàng trai thành phố biển, bởi phía trước là đôi mắt trẻ thơ đang đợi chờ…
Chiều 23/3, Đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng. Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP dự buổi làm việc.
Những năm qua, với vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các cơ quan, đơn vị trong BĐBP đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết quốc tế, khắc phục mọi khó khăn, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam “Vì nhân dân phục vụ”, “Vì nhân dân quên mình”; khẳng định chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất.