Là một huyện miền núi với đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) đang được chính quyền huyện Đăk Rông, tỉnh Quảng Trị tập trung thực hiện. Qua đó, góp phần xây dựng vùng biên ngày một phát triển, để những “lời ru buồn” không còn vang vọng ở chốn thâm sơn.
A Roàng là xã biên giới của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, hầu hết người dân là người dân tộc Tà Ôi (chiếm 91%) cùng người Cơ Tu, người Kinh sinh sống. Nhiều năm trở về trước, A Roàng được biết đến là địa phương có nhiều thanh niên trai tráng bỏ học để đi làm thuê tại các bãi vàng, hoặc tại các rẫy cà phê, công trình thủy điện. Nhưng bây giờ, điều đó đã không còn xảy ra.
Như rễ cây rừng trên dãy đại ngàn TrườngSơn hùng vĩ cắm sâu vào lòng đất mẹ, các cán bộ, chiến sĩ quân hàm xanh của Đồn Biên phòng Ga Ry ngày ngày “bám bản, bám dân” để xây dựng thành lũy biên phòng trên mảnh đất miền Trung nắng lửa bằng chính những việc làm cụ thể. Sự hy sinh âm thầm, lặng lẽ của các anh đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp bà con Cơ Tu ở vùng đặc biệt khó khăn có thêm kiến thức, ý chí và động lực để vươn lên thoát nghèo.
Cồng chiêng là loại hình văn hóa đặc sắc, đầy sức hấp dẫn của dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình. Từ bao đời nay, âm thanh cồng chiêng luôn gắn liền với phong tục, tập quán, lễ nghi trong đời sống tâm linh của người Mường. Văn hóa cồng chiêng được sáng tạo và lưu truyền hàng nghìn năm trong đời sống cộng đồng người Mường, góp phần quan trọng làm nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc.
Chương trình "Khúc tráng ca hòa bình" mang đến những hình ảnh ấn tượng, nhiều cảm xúc và câu chuyện xúc động về những thương binh, liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của những người lính.
Tháng 7 linh thiêng, tháng 7 tri ân, tháng 7 nghĩa tình. Cứ mỗi dịp tháng 7 về, trong lòng mỗi người ai cũng lắng lại khúc ca bi tráng một thời chiến tranh khói lửa. Một gam trầm da diết, sâu lắng ngân lên vang vọng và lan tỏa bởi “Bài ca không quên” đó là âm vang của những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ. Đó là giai điệu thiết tha, trầm lắng, bi hùng vọng lên từ đất, ngân xuống từ trời.
Chương trình đã khái quát suốt chiều dài lịch sử hơn 113 năm, từ năm 1862 đến năm 1975, Côn Đảo đã bị thực dân, đế quốc xâm lược và tay sai dùng làm nơi giam cầm, đày ải những sỹ phu, học giả...
Trải qua 72 năm xây dựng, truyền thống cách mạng, phẩm chất của Thanh niên xung phong trong kháng chiến là hình mẫu để thế hệ trẻ học hỏi, tiếp bước cha anh, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tháng 5-1959, để đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở tuyến vận tải chi viện chiến lược Bắc Nam - đường Hồ Chí Minh - TrườngSơn. Đó là một quyết định lịch sử, thể hiện quyết tâm và ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!”. Đường Hồ Chí Minh - TrườngSơn ra đời đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử đặt ra và nguyện vọng tha thiết của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam và của nhân dân cả nước.
Trong hành trình làm báo, có thể nói, tôi có nhiều cơ duyên gặp được những đề tài hay, những nhân vật tiêu biểu, mẫu mực mà mỗi khi viết về đề tài ấy, con người ấy, trong tôi luôn có những xúc cảm đặc biệt, luôn muốn dành những câu từ chau chuốt nhất để viết. Năm 2014, khi về dự lễ khánh thành Bảo tàng Đồng quê của gia đình Thiếu tướng Hoàng Kiền, tôi có dịp gặp gỡ Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, nguyên Tư lệnh Binh đoàn TrườngSơn.
Có một Điện Biên gần lắm trong lòng người dân đất Việt; gần như tấm huy hiệu chiến thắng Điện Biên có hình ảnh người chiến sĩ đội mũ nan, giương súng dưới lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” phập phồng trên ngực trái tim người lính Điện Biên; gần như tên đường thân thiết Điện Biên Phủ ở Hà Nội có cột cờ thủ đô phấp phới bay lộng gió; gần như tên gọi trìu mến của bạn bè quốc tế khi hô vang “Việt Nam - Hồ Chí Minh”, “Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp”; gần như chiến công 12 ngày đêm, một “Điện Biên Phủ trên không” hạ pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ. Điện Biên Phủ trở thành danh từ chung biểu tượng cho ý chí quật cường và chiến thắng vẻ vang của lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước ta.
Trong những ngày tháng 4 này, lòng chúng ta ai cũng hân hoan trào dâng những niềm vui bất tận khi nhớ về cách đây 47 năm với chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Đất nước ta đã thống nhất trọn vẹn, non sông thu về một mối, nhân dân hai miền Nam Bắc sum họp một nhà, thỏa lòng ước mong, tâm nguyện của Bác Hồ kính yêu từ 6 năm về trước trong lời chúc Tết Xuân Kỷ Dậu năm 1969 trước lúc Người đi xa : “Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào/ Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn”.
Để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay, đã có biết bao làng quê, xóm ấp, biết bao người dân trong cộng đồng đã xả thân vì nghĩa lớn, vì lý tưởng cách mạng. Trong lòng của vùng đất Sài Gòn - Gia Định “bất khuất - thành đồng” trong kháng chiến chống Mỹ, cho đến hôm nay vẫn ẩn chứa biết bao câu chuyện bi tráng, đậm chất anh hùng ca của người dân nơi đây.
Đã từ lâu, trong tâm thức người Việt Nam, Vua Hùng được coi là biểu tượng, vị Tổ dựng nước của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc.
Ở tuổi 81, lẽ ra nghỉ ngơi, song ông vẫn say sưa nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn cuốn sách “Văn hóa dân gian biển, đảo Khánh Hòa - Những góc nhìn”, xuất bản tháng 1-2022, đánh dấu cuốn sách thứ 16 về địa lý, lịch sử, văn hóa dân gian, tín ngưỡng vùng đất ven biển các tỉnh Nam Trung Bộ. Ông tự mày mò học cách tiếp cận công nghệ số để cắt từng đoạn nội dung ngắn trong các cuốn sách đẩy lên mạng xã hội cho lớp trẻ dễ tiếp cận. Ông là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ngô Văn Ban, hiện đang sinh sống ở xã Vĩnh Trung, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.