Nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), các đơn vị BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên khu vực biên giới.
Chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), các đơn vị Biên phòng và địa phương khu vực biên giới đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong những ngày tháng Năm lịch sử này.
Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm, BĐBP Điện Biên cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với Đồn Biên phòng Mù Cả, BĐBP Lai Châu, Công an huyệnMườngTè và Công an xã Tà Tổng, huyệnMườngTè, tỉnh Lai Châu bắt quả tang 1 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 250 gram heroin.
Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là bước đầu tiên của quá trình hình thành ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Bộ Quốc phòng đã triển khai toàn diện, đồng bộ các nội dung Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng QĐND tham gia công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (gọi tắt là Đề án 1371) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của các cơ quan, đơn vị. Nhờ đó, công tác PBGDPL đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng bài bản và đi vào nền nếp; ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Thời gian qua, các đơn vị BĐBP đã và đang triển khai thực hiện nhiều chương trình, mô hình, phần việc giúp đồng bào các dân tộc nơi biên giới phát triển kinh tế, xã hội để nâng cao đời sống. Qua đó, đã góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội và BĐBP; tích cực tham gia cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Với sự quan tâm chỉ đạo từ các cấp, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Đặc biệt, kết quả thực hiện chương trình đã giúp nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi hoàn toàn diện mạo, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số khởi sắc.
Trên khắp các bản làng người La Hủ và người Dao ở khu vực biên giới tỉnh Lai Châu hôm nay, lúa, ngô, cây ăn quả lên xanh ngút ngàn, đàn bò, đàn dê ngày càng nhiều hơn trên đồng cỏ, những ngôi nhà mới khang trang vững chắc đã thay thế cho những ngôi nhà cũ nát trước đây, tiếng học bài của trẻ nhỏ râm ran làng bản... Giờ đây, có sự đồng hành của những người lính mang quân hàm xanh, cuộc sống của bà con người La Hủ và người Dao đã bước sang trang mới với sắc màu của sự no ấm, đủ đầy.
Trải qua 60 năm (7/2/1963-7/2/2023) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP Điện Biên đã viết nên những trang sử truyền thống vẻ vang, hào hùng gắn liền với những chiến công diệt thổ phỉ, dập tắt bạo loạn, chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh. Trong những năm tháng chiến đấu khó khăn, gian khổ, BĐBP Điện Biên đã vượt qua mọi thử thách, nêu cao ý chí quyết tâm phấn đấu, rèn luyện, đoàn kết, góp phần xây đắp nên truyền thống vẻ vang của lực lượng, xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng và nhân dân.
Dân tộc Mảng là 1 trong 16 dân tộc rất ít người của nước ta, sống tập trung chủ yếu ở thượng nguồn sông Đà thuộc khu vực biên giới tỉnh Lai Châu. Những năm qua, đồng bào dân tộc Mảng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, chăm lo với nhiều chế độ, chính sách ưu tiên. Tuy nhiên, do đặc thù là dân tộc ít người sống ở vùng xa, vùng sâu, giao thông cách trở, thiếu vốn, thiếu thông tin, tập quán du canh, du cư, công tác xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Mảng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa sắc màu. Đến nay, đa số người DTTS vẫn theo tín ngưỡng truyền thống, thờ cúng tổ tiên, thờ đa thần với quan niệm “vạn vật hữu linh” và các hình thái tôn giáo sơ khai. Trong tiến trình phát triển của đất nước, các DTTS đã cùng nhau gìn giữ và phát huy tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Mặc dù là một tộc người có ít nhân khẩu nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, nhưng đồng bào Si La lại có nền văn hóa khá phong phú, mang tính đặc trưng riêng, nổi bật là Tết cổ truyền.
Với gần 30 năm gắn bó, Thiếu tá Lý Văn Hướng, cán bộ quân y Đồn Biên phòng Pa Ủ, BĐBP Lai Châu luôn tâm niệm: “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Mỗi cung đường anh đi qua, mỗi câu chuyện đẹp về tình quân - dân được kể như những nốt vui trong bản nhạc mùa Xuân nơi biên cương.
Những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc ở Lai Châu, trong đó có đồng bào La Hủ. Các chính sách đã đảm bảo phủ kín mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có đồng bào dân tộc La hủ; một số cơ sở hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, một cách tổng thể, đời sống của đồng bào La Hủ vẫn còn rất nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ bị mai một.
Thời gian qua, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới, hải đảo bằng nhiều biện pháp, hình thức phong phú, đa dạng về nội dung, phù hợp với từng đối tượng. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn biên giới, vận động nhân dân chung tay cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Tận dụng đất đồi dốc, ông Chu Lù Chừ, bản Thu Lũm, xã Thu Lũm, huyệnMườngTè, tỉnh Lai Châu trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao thay vì trồng ngô, lúa để phát triển kinh tế. Cùng với thay đổi cơ cấu cây trồng, ông Chừ phát triển thêm chăn nuôi. Nhờ đó, kinh tế gia đình ông Chừ có bước phát triển đột phá.