Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” do Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức tại địa bàn xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực đã thành công tốt đẹp. Sự hiện diện của đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và tỉnh Nghệ An đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng ở khu vực biên giới.
Để các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới có một cái Tết Trung thu đầm ấm, vui tươi và ý nghĩa, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Tối 27/9, tại Trường Trung học cơ sở Môn Sơn (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An), Bộ Tư lệnh BĐBP đã phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao dự, tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học giỏi.
5 giờ 30 phút sáng, sau tiếng còi báo thức vang lên, 82 em học sinh là người dân tộc Đan Lai ở khu ký túc xá của Trường Trung học cơ sở (THCS) Môn Sơn, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng có mặt xếp hàng ngay ngắn tập thể dục buổi sáng theo hiệu lệnh của Thiếu tá Phan Văn Thắm, nhân viên Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Môn Sơn, BĐBP Nghệ An.
Từ ngày 26 đến ngày 29/9, tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, Đoàn đại biểu BĐBP 4 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang (Việt Nam) phối hợp với Tổng trạm kiểm tra Biên phòng xuất nhập cảnh Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa năm 2023.
Vào dịp Tết Trung thu hằng năm, cán bộ, chiến sĩ BĐBP trên khắp các tuyến biên giới đều tham gia phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và các trường học trên địa bàn biên giới tổ chức Tết Trung thu với nhiều chương trình vui chơi, văn nghệ sôi nổi và ý nghĩa như: “Vầng trăng biên thùy”, “Đêm hội trăng rằm”, “Vầng trăng biên cương”... Trong dịp này, để động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn và có thành tích học tập tốt, các đơn vị BĐBP đã tặng hàng trăm suất quà và tiền mặt trị giá hàng trăm triệu đồng để các em đón một cái Tết Trung thu ấm áp, vui tươi.
Trải qua hàng chục năm gắn bó công tác ở các địa bàn biên giới, Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Trần Minh Vũ, nhân viên quân y Trạm quân dân y kết hợp Pa Ling, thuộc Đồn Biên phòng A Vao, BĐBP Quảng Trị đã luôn nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và cán bộ, chiến sĩ đóng quân trên địa bàn. Sự tận tụy, tâm huyết, hết lòng vì người bệnh của người thầy thuốc quân hàm xanh Trần Minh Vũ đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và sự tin yêu của quân dân nơi biên giới.
Tận tâm, giỏi nghề, mến trẻ, trách nhiệm và gương mẫu là những ấn tượng của phụ huynh học sinh và bạn bè đồng nghiệp nói về cô giáo Vi Thị Hương, sinh năm 1993, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Mỹ Lý 2, xã Mỹ Lý, huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Lên biên giới Lạng Sơn, tiết trời thu tháng 9 đỏng đảnh thoắt nắng mưa như hờn dỗi. Trong tôi cứ văng vẳng 4 câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Ai đi biên giới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh”. Quả thực, biên giới Lạng Sơn những ngày này bạt ngàn màu trắng xám của cỏ lau nở bung trong gió, như ngàn năm qua đã chứng kiến những thăng trầm của miền chiến địa phương Bắc.
Nhìn trên bản đồ, biên giới chỉ là những nét vẽ ngắt khúc. Nhưng để có những nét vẽ đó, máu xương, mồ hôi, công sức của ông cha ta đã đổ xuống trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để tạo nên hình dáng Việt Nam hôm nay. Trên dọc dài biên giới, những cột mốc quốc gia được làm bằng đá hoa cương, trên có gắn quốc huy của Việt Nam và nước láng giềng mang ý tưởng dáng hình cây tre sừng sững trên đỉnh cao hay dưới khe sâu, bên sông rộng, giữa rừng già... hàm chứa trong mình những câu chuyện đầy ý nghĩa về truyền thống lịch sử cha ông ta giữ đất biên cương và sự hy sinh không gì so sánh được của quân dân nơi đây đã làm nên những “khiên thép trấn biên”.
Có một cán bộ Biên phòng mà bà con xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An luôn trông cậy khi ốm đau, bệnh tật, từ những bệnh phải điều trị dài ngày cho đến những bệnh của tuổi già khi lao động nặng nhọc, đó là Thiếu tá Hồ Đình Giáp, người luôn dành tâm huyết, tình cảm để khám chữa bệnh cho bà con đồng bào vùng cao biên giới.
Có lẽ, không có nỗi đau nào khôn xiết bằng nỗi đau mất đi những người thân yêu nhất của mình. Tháng 9, những tưởng đây sẽ là mùa đẹp nhất trong năm bởi những cơn gió đầu mùa hay mùi hoa sữa phảng phất trong tiết trời Thu Hà Nội, thế nhưng, chính trong những cơn gió đầu mùa ấy, 3 người thân yêu nhất của gia đình Thiếu tá Nguyễn Văn Chương (sinh năm 1986), Trợ lý Tác chiến thuộc Lữ đoàn Thông tin 21 BĐBP đã ra đi mãi mãi....
Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Quảng Bình có trên 6.944 hộ gia đình, với trên 27.000 nhân khẩu (chiếm khoảng 2,4% dân số toàn tỉnh); sinh sống tập trung ở 111 thôn, bản thuộc 16 xã miền núi, vùng cao, biên giới và một bộ phận xen ghép với người Kinh, chủ yếu ở các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy. Tại Quảng Bình, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
Những năm qua, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình gắn với các quy định về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt, huyện triển khai có hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” giai đoạn 2021-2025.
Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, thời gian qua, đoàn viên, thanh niên BĐBP Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều mô hình, việc làm thiết thực không chỉ góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, mà còn góp phần chăm lo đời sống của nhân dân, xây dựng khu vực biên giới ngày càng giàu mạnh.