Huy động nguồn lực từ cộng đồng, vùng biển của một huyện tại tỉnh Bình Thuận đã được quản lý, khai thác hiệu quả. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm xây dựng nghề cá bền vững. Với sự vào cuộc tích cực của người dân, nhiều rạn san hô đã phục hồi, có những loại cá tưởng như biến mất đã trở lại.
Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.
Ở ba xã Hướng Lập, Hướng Việt và Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), ngày xuống giống, ngày gặt hái đều là ngày hội đoàn kết, mang dấu ấn của tình quân dân. Ra đồng giúp nhân dân, cán bộ Biên phòng cũng là cán bộ nông nghiệp. Đây là một cách làm hay vì một biên cương ngày mai giàu mạnh.
Thời gian qua, công tác chăm lo đời sống, phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bạc Liêu, nhất là các hộ có hoàn cảnh khó khăn luôn được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện tốt các chính sách của Đảng và nhà nước như hỗ trợ xây nhà ở, vốn sản xuất kinh doanh; đào tạo nghề, giới thiệu việc làm... Qua đó góp phần làm cho đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng đổi thay, phát triển.
Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) là huyện có bờ biển dài hơn 23km, với 2 cửa sông lớn là Gành Hào, Cái Cùng và một cảng biển thông ra Biển Đông. Đây là địa phương có tiềm năng, lợi thế về khai thác, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái ven biển; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển của tỉnh Bạc Liêu.
Nối tiếp truyền thống của đơn vị tiền thân - Thủy đội 18 Hải Phòng trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, trải qua 45 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (21/8/1978 - 21/8/2023), các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn Biên phòng 18 đã viết nên những trang sử truyền thống hào hùng trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Phát huy truyền thống anh hùng của đơn vị, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn Biên phòng 18 luôn ra sức phấn đấu, lập nhiều chiến công, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, đảo phía Nam của Tổ quốc.
Vào một đêm cuối tháng 11/2021, Thiếu tá Đỗ Quang Trung, Phó Đội trưởng Đội Trinh sát, Đồn Biên phòng Mỹ Thạnh Tây, BĐBP Long An đã trút hơi thở cuối cùng khi đang thực hiện nhiệm vụ tại Chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch Covid-19 Than Bùn. Sự ra đi của người lính ấy để lại bao nỗi tiếc thương cho đồng chí, đồng đội và gia đình. Thế rồi, câu chuyện buồn được viết tiếp bởi những việc làm nghĩa tình của đồng chí, đồng đội dành cho hậu phương người lính.
Cà Mau - vùng đất thiêng nơi cuối trời Tổ quốc ngày nay đã trở thành điểm đến yêu thích, lý tưởng của nhiều du khách, bởi nơi đây hội tụ vẻ đẹp vừa nên thơ, trữ tình, vừa bao la, hùng vĩ. Quả không ngoa khi nói rằng, tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, giàu tiềm năng phát triển với rừng vàng, biển bạc mà không nơi nào có được. Người dân Cà Mau thì hào sảng, mến khách, thân thiện... Các món ăn ở đây đậm đà văn hóa dân gian Nam Bộ, mộc mạc, bình dị, mà đong đầy tình người Đất Mũi.
Nghệ thuật sân khấu Dù kê là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Khmer các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Dù kê còn có tên gọi khác là Lakhôn Bassắc, nghĩa là kịch hát của người Khmer ở vùng sông Bassắc (sông Hậu). Loại hình sân khấu ca kịch Dù kê có cốt truyện được xây dựng trên nền nhạc ca hát, đối thoại và các hình thái diễn xuất dân gian.
Ngày 22/7, tại Hà Nội, đã điễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Đoàn Thể dục Thể thao BĐBP(25/7/1963-25/7/2023). Dự buổi lễ có Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP cùng các đồng chí Thủ trưởng Bộ Tham mưu, các Cục.
Trải qua 60 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, trực tiếp là Ban Thường vụ Đảng ủy, thủ trưởng Bộ Tham mưu BĐBP; sự quan tâm của các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ cấp trên và sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, nhân dân nơi đơn vị đóng quân..., Đoàn Thể dục thể thao (TDTT) BĐBP luôn phát huy truyền thống Anh hùng của lực lượng, nêu cao tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống Đoàn Thể dục thể thao BĐBP, từ đầu năm 2023 đến nay, các đội, huấn luyện viên, vận động viên mang quân hàm xanh đã đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm thi đấu với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, giành được nhiều thành tích cao, vượt chỉ tiêu cấp trên giao.
Từ đầu năm 2023 đến nay, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Tham mưu BĐBP, Cục Quân huấn (Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam), công tác thể dục thể thao (TDTT) thành tích cao của Đoàn TDTT BĐBP đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Nhân dịp 60 năm Ngày Truyền thống Đoàn TDTT BĐBP, phóng viên Báo Biên phòng đã phỏng vấn Đại tá Hoàng Văn Khương, Đoàn trưởng Đoàn TDTT BĐBP về nội dung này.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ động nghiên cứu, đề xuất thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng, thúc đẩy liên kết vùng.
Bạc Liêu có khá đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cho vay ưu đãi, hỗ trợ cây, con giống, chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất... nên cuộc sống của đồng bào Khmer có bước phát triển rõ nét. Cùng với đó, diện mạo các xóm, ấp nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống cũng ngày càng khởi sắc.