Sáng 20-1, tại Hà Nội, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp đồng chí Sẻng-phết Hung-bun-nhuông, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam.
Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10 đã thể hiện quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng, nguyện vọng của nhân dân trong hoạt động bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia (BGQG); bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới (KVBG).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một đảng kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng cũng như xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tuyến biên giới An Giang đã được “chi viện” thêm quân số. Ngoài lực lượng tại chỗ như Công an, Quân sự, thanh niên, phụ nữ..., BĐBP An Giang còn được “chi viện” cho gần 120 cán bộ, học viên từ các đơn vị tuyến sau. “Giữ bình yên biên giới để nhân dân đón Tết an vui” là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của BĐBP trong giai đoạn hiện nay....
Năm 2020, BĐBP Kiên Giang đã có nhiều giải pháp hiệu quả, quyết liệt đấu tranh với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Thế Anh, Chỉ huy trưởng BĐBP Kiên Giang để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Năm 2020, BĐBP đã chủ động tham mưu kịp thời, hiệu quả cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ công tác Biên phòng, xây dựng lực lượng BĐBP cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng hiện đại; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới (KVBG); tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của BĐBP trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đánh dấu thêm một mốc son phát triển vững mạnh của lực lượng. Dưới đây là 10 sự kiện, nhóm sự kiện Biên phòng nổi bật năm 2020 do Báo Biên phòng bình chọn.
Chương I, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) với 8 điều luật xác lập những quy định chung, bao gồm: Giới hạn phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ chuyên môn; khẳng định chính sách, nhiệm vụ biên phòng; nguyên tắc, lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; trách nhiệm, chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng và các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng.
Năm 2020, tình hình chủ quyền lãnh thổ, an ninh khu vực biên giới (KVBG) cơ bản ổn định, tuy nhiên, vẫn có những diễn biến phức tạp ở một số thời điểm. Trên các hướng, địa bàn trọng điểm, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, nhất là dịp đại hội Đảng các cấp. Hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, các loại tội phạm diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự KVBG. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão, lụt tại các tỉnh miền Trung gây thiệt hại nặng nề, tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Nhân dịp kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tối ngày 13-1, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (giải Búa liềm vàng) lần thứ V - năm 2020.
Ngày 13-1, tại cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư (Bình Phước), Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bình Phước đã tổ chức trao tặng kinh phí cho các đơn vị: Tiểu khu Quân sự, Ty Công an và Bộ Chỉ huy Hiến binh tỉnh Kratie, Vương quốc Campuchia.
Ngày 11-1, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Phát biểu thảo luận tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở (DCCS) trong BĐBP diễn ra tại Hà Nội mới đây, các đại biểu cho rằng, thực hiện DCCS là một đòi hỏi khách quan, một việc làm xuyên suốt trong quá trình xây dựng BĐBP thời kỳ mới. Thông qua tổ chức thực hiện DCCS, lãnh đạo, chỉ huy các cấp nắm chắc, thực chất tình hình, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ. Trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp thực hiện dân chủ về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, tinh thần, là “chìa khóa” xây dựng cấp ủy Đảng các cấp trong BĐBP trong sạch vững mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; đoàn kết nội bộ, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Thiếu tá Vì Văn Chương, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mường Lạn, BĐBP Sơn La là tấm gương mẫu mực, tận tụy, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc và các phong trào thi đua của BĐBP. Ở cương vị nào, người Chính trị viên ấy cũng luôn đi đầu và là người truyền lửa cho đồng đội thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) (Luật số 66/2020/QH14) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11-11-2020; Chủ tịch nước ký Lệnh về việc công bố luật (số 11/2020/L-CTN) ngày 25-11-2020; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2022. Việc nhanh chóng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để đưa Luật BPVN vào cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết.
Trong năm 2020, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đối ngoại quốc phòng (ĐNQP) đã đạt được những thành tựu to lớn, khẳng định là một kênh đối ngoại quan trọng của Đảng, Nhà nước; là lĩnh vực mang tính đột phá, xây dựng lòng tin trong quan hệ quốc tế; đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.