Ngày 27/5, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau, Bộ Tư lệnh BĐBP đã dự Lễ ra quân Chiến dịch "Thanh niên tình nguyện Hè" năm 2023 tại Đất Mũi, Cà Mau; thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Rạc Gốc, BĐBP Cà Mau.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Cầu Ván là một pháo đài vững chắc, đánh bại hàng chục cuộc tấn công cấp tiểu đoàn có phi pháo và tàu chiến yểm trợ. Đây cũng là đơn vị duy nhất của BĐBP Đồng Tháp vinh dự được 2 lần tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Học viện Biên phòng (HVBP) là trung tâm đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học của BĐBP, được thành lập ngày 20/5/1963, tiền thân là Trường Sĩ quan Công an nhân dân vũ trang. Trải qua 60 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ đã không ngừng nỗ lực xây dựng HVBP vươn lên về mọi mặt.
Thành lập năm 1976 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị: An ninh vũ trang Long An và An ninh vũ trang Kiến Tường, trải qua 47 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) Long An luôn quán triệt và nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò nòng cốt, chuyên trách trong công tác bảo vệ độc lập, chủ quyền, giữ vững hòa bình, an ninh biên giới quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quản lý.
Trước yêu cầu nhiệm vụ, sự cấp thiết của công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bảo vệ chính quyền cách mạng, sau thời gian ngắn lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) - nay là BĐBP được thành lập (3/3/1959), ngày 23/4/1959, Bộ Công an đã quyết định thành lập 4 Cục gồm: Cục Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Trinh sát, Cục Hậu cần thuộc Ban Chỉ huy CANDVT Trung ương. Đến nay, trải qua 64 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Trinh sát và Cục Hậu cần luôn phát huy tốt truyền thống Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng (23/4/1959-23/4/2023), do không có điều kiện tổ chức gặp mặt đầy đủ, Đảng ủy, chỉ huy Cục Chính trị trân trọng gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, các đồng chí thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ, các đồng chí đã nghỉ hưu, xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành, đã từng công tác tại Cục Chính trị qua các thời kỳ lời thăm hỏi ân cần, thân thiết nhất.
Trên dọc tuyến biên giới Tây Ninh, từ Chàng Riệc, Xa Mát, Tân Phú đến Phước Tân, Phước Chỉ..., nơi nào cũng có Bia tưởng niệm các liệt sĩ Biên phòng đã ngã xuống vì chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Đó chính là những tượng đài bất tử tạc trong lòng người dân miền biên viễn, trong đó có Bia tưởng niệm liệt sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Phước Tân.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, hoạt động trong bối cảnh rất phức tạp, nhưng cán bộ, chiến sĩ của Trạm Biên phòng Lò Gò, Tây Ninh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí tự lực tự cường, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trong cuộc chiến tranh biên giới, đơn vị đã đứng vững trên vị trí tiền tiêu, kiên cường đánh trả địch, lập công xuất sắc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Sáng 10/4, Cục Khoa học Quân sự (Bộ Quốc phòng) tổ chức Lễ đón nhận Huânchương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba và kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống (10/4/1958-10/4/2023). Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, BĐBP Tây Ninh đã đoàn kết thi đua lập công, chiến đấu và phối hợp chiến đấu 385 trận, tiêu diệt 1.285 tên địch, bắn bị thương nhiều tên khác, thu và phá hủy 443 vũ khí các loại, 4,5 tấn đạn, cùng nhiều đồ dùng, phương tiện chiến tranh khác. Qua chiến đấu, đã có 125 đồng chí anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và 238 đồng chí bị thương.
Sáng 8/3, tại Hà Nội, Ban Phụ nữ Quân đội tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Truyền thống Phụ nữ Quân đội, Ban Phụ nữ Quân đội (10/3/1993 - 10/3/2023) và đón nhận Huânchương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chủ trì buổi lễ.
Trong suốt chặng đường xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam đã lập nên những chiến công, thành tích vẻ vang, ghi dấu ấn đậm nét vào lịch sử dân tộc; trong đó, có sự đóng góp xứng đáng của Phụ nữ Quân đội.
Tổng Bí thư đề nghị việc quyết tâm thực hiện, làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân phải được thể hiện bằng hành động cụ thể, bằng sự nỗ lực và quyết tâm chính trị rất cao.
Trải qua 64 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cùng với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, với tinh thần yêu nước nồng nàn, khát vọng độc lập, tự do cho dân tộc, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã luôn đoàn kết một lòng, không quản khó khăn, gian khổ, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do, sự thống nhất, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Sáng 28/2, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ, học viên Học viện Biên phòng nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2023), 34 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2023), 60 năm Ngày Truyền thống Học viện Biên phòng (20/5/1963 - 20/5/2023).