Chủ tịch nước đặc biệt đánh giá cao thành tích, ý chí quyết tâm và nhất là những khó khăn, vất vả trong tập luyện, thi đấu mà các nữ vận động viên Đoàn Thể thao Việt Nam đã kiên trì phấn đấu vượt qua.
Học viện Biên phòng (HVBP) là trung tâm đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học của BĐBP, được thành lập ngày 20/5/1963, tiền thân là Trường Sĩ quan Công an nhân dân vũ trang. Trải qua 60 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ đã không ngừng nỗ lực xây dựng HVBP vươn lên về mọi mặt.
Trước yêu cầu nhiệm vụ, sự cấp thiết của công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bảo vệ chính quyền cách mạng, sau thời gian ngắn lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) - nay là BĐBP được thành lập (3/3/1959), ngày 23/4/1959, Bộ Công an đã quyết định thành lập 4 Cục gồm: Cục Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Trinh sát, Cục Hậu cần thuộc Ban Chỉ huy CANDVT Trung ương. Đến nay, trải qua 64 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Trinh sát và Cục Hậu cần luôn phát huy tốt truyền thống Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Trong suốt chặng đường xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam đã lập nên những chiến công, thành tích vẻ vang, ghi dấu ấn đậm nét vào lịch sử dân tộc; trong đó, có sự đóng góp xứng đáng của Phụ nữ Quân đội.
Sáng 28/2, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ, học viên Học viện Biên phòng nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2023), 34 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2023), 60 năm Ngày Truyền thống Học viện Biên phòng (20/5/1963 - 20/5/2023).
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) - Trung tá Đinh Ngọc Cân gắn liền với chiều dài lịch sử hình thành, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Trinh sát An ninh vũ trang Quảng Nam (nay là BĐBP Quảng Nam). Trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, ông đã cùng đồng chí, đồng đội mưu trí, dũng cảm vượt qua bao gian nan, thử thách bảo vệ an toàn tuyệt đối khu căn cứ, các cơ quan đầu não của cách mạng và các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước; trực tiếp chỉ huy các hoạt động diệt ác, trừ gian, tấn công phá tan các trụ sở hội đồng xã, các đồn bốt của Mỹ - ngụy và chính quyền tay sai. Nhiều bản án tử hình do chính tay ông thực hiện được đặt lên xác những tên ác ôn khét tiếng khiến cho bọn tề ngụy và đồng bọn hoang mang, khiếp đảm.
Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là một nhà lãnh đạo tài năng, một nhân cách lớn, một con người điềm đạm, giàu lòng nhân ái, ông luôn lạc quan và truyền sự lạc quan đó đến toàn bộ cán bộ, nhân viên.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP và sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, Cục Chính trị BĐBP đã đoàn kết, sáng tạo, linh hoạt, chủ động khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, luôn giữ vững vị trí lá cờ đầu trong phong trào thi đua Quyết thắng của BĐBP. Năm 2022 là năm thứ 3 liên tiếp Cục Chính trị BĐBP được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc.
Năm 2022, trong bối cảnh đất nước ta đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP và cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn lực lượng đã bám sát tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ công tác Biên phòng; đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển, đảo, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Dưới đây là 10 sự kiện, nhóm sự kiện Biên phòng nổi bật năm 2022 do Báo Biên phòng bình chọn.
Tiến sĩ Y Ghi Niê, dân tộc Ê Đê sinh năm Mậu Tuất (1958). Ông là người con ưu tú của buôn Puăn, huyện Krông Pách, tỉnh Đăk Lăk có học vị tiến sĩ chuyên ngành nông học. Nhiều năm làm Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đăk Lăk và nay là Chủ tịch Liên hiệp Hội Đăk Lăk, Tiến sĩ Y Ghi Niê đã có nhiều cống hiến cho công tác nghiên cứu khoa học để áp dụng vào thực tiễn đời sống, giúp đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nâng cao hiệu quả năng suất cây trồng, vật nuôi…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông cần tập trung hoàn thiện công tác thể chế, nhất là trong công tác truyền thông; chuyển đổi số; quản lý Nhà nước; KHCN...
Anh dũng trong thời chiến, trở về xây dựng quê hương, ông A Lào - già làng, người uy tín ở thôn Đăk Răng, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong xóa bỏ những hủ tục, phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc nơi ngã ba biên.
Để kịp thời đánh giá, ghi nhận, tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, miền núi, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Công ty Cổ phần Phát triển Báo Sáng tổ chức Chương trình tôn vinh: “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ Tư, năm 2022.
Chủ tịch nước mong muốn trong nhiệm kỳ mới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát huy những truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, góp phần tích cực vào đoàn kết, hòa hợp dân tộc.
Tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã công bố Quyết định 1447/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 22 tháng 11 hàng năm là "Ngày truyền thống tỉnh An Giang."