Tối 5/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, các cơ quan liên quan tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ 2, năm 2022. Phóng viên Báo Biên phòng đã ghi lại cảm xúc của 3 trong số 22 tác giả đoạt giải (2 giải Vàng, 4 giải Bạc, 6 giải Đồng và 10 giải Khuyến khích).
Vẫn là những hoa văn dệt từ những đường kim, mũi chỉ thêu của đồng bào các dân tộc thiểu số trên những vuông vải bông, vải lanh nhuộm chàm, nhưng với họ, tất cả đều là tình yêu thổ cẩm bằng trái tim và đam mê giữ hồn dân tộc, đồng thời, tiếp nối để trong một hành trình mới, những tri thức dân gian bản địa, nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Tây Bắc mang một sức sống mới…
Tỉnh Hà Giang có hơn 5 nghìn người Pà Thẻn, chiếm khoảng 0,8% tổng dân số của tỉnh, trong đó, phân bố tập trung đông nhất tại huyện Quang Bình và Bắc Quang. Pà Thẻn là tộc người có lịch sử cư trú khá lâu đời ở vùng đất biên cương Hà Giang, đồng bào còn giữ được nhiều phong tục, tập quán độc đáo như lễ nhảy lửa, cưới hỏi, lễ, Tết. Đặc biệt, bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn đặc sắc với nhiều hoa văn, họa tiết cầu kỳ.
Nhạc sĩ Hoàng Giai (sinh năm 1934) là người con của Thủ đô Hà Nội và có thời gian dài là Trưởng khoa Thiếu nhi, Trường Đoàn Trung ương (nay là Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam). Đáng chú ý, 2 ca khúc nổi tiếng của ông đều về đề tài biên cương, nếu như “Hoa lê trắng” được tuyển chọn in trong sách giáo khoa âm nhạc lớp 3 thì “Sa Pa huyền thoại” được Hội Âm nhạc Hà Nội đánh giá là “ca khúc người lớn hay nhất của Hoàng Giai”.
Là một phụ nữ người Mông, từ chỗ không có công việc ổn định, nhưng với ý chí và nghị lực của mình, Sùng Thị Si (ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) đã vượt qua nhiều gian khó, trở thành tấm gương cho nhiều thanh niên dân tộc thiểu số noi theo. Hiện nay, Sùng Thị Si là Giám đốc Hợptácxã (HTX) dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp Sà Phìn A, được nhiều người biết đến với tên gọi HTX LanhTrắng chuyên sản xuất các mặt hàng dệt lanh, thêu trang phục truyền thống, mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo khi có dịp đến với cao nguyên đá Đồng Văn.
Những thành tựu của đất nước một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức, là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng, cùng dân tộc làm nên những thành tích vẻ vang trong suốt 90 năm qua.
Các tỉnh, thành chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại cập nhật kịp thời, đầy đủ tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại và biện pháp, kỹ năng phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại.
Ngay sau khi có kết quả ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới như Đức, Anh, Pháp, Ireland, Canada.... đã gửi lời chúc mừng và mong muốn hợptác với Mỹ.
Địa bàn biên giới, biển đảo có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, là “phên dậu” của đất nước, “phên dậu” có vững thì đất nước mới ổn định để phát triển. Nhận thức rõ điều này, trên cơ sở nắm chắc tình hình địa bàn, thời gian qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã có nhiều giải pháp sáng tạo, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương xây dựng khu vực biên giới, xây dựng nền Biên phòng toàn dân ngày càng phát triển vững mạnh.
Tới sáng 27-3, thế giới đã có trên nửa triệu người nhiễm bệnh đường hô hấp cấp COVID-19, trên 23.900 người tử vong, khiến các nhà lãnh đạo thế giới phải khẩn cấp tìm kiếm giải pháp phối hợp để đương đầu với đại dịch.
Mỗi độ Xuân về, khi bản làng tổ chức vui hội, rất nhiều trò chơi dân gian truyền thống được đồng bào Mông tổ chức như đánh tu lu, đánh yến, đẩy gậy, leo cây..., nhưng phổ biến nhất và thu hút đông người chơi nhất vẫn là trò chơi ném pao (pó po). Đây là một trong những nét văn hóa đặc trưng, độc đáo, có từ lâu đời và được truyền lại đến ngày nay, trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng có ý nghĩa nhân văn cao đẹp của đồng bào Mông.
Để làm nên một bộ trang phục thổ cẩm đẹp, mang đặc trưng bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Mông, người phụ nữ Mông ở Hà Giang đã phải thực hiện nhiều công đoạn thủ công khác nhau, trong đó, có công đoạn vẽ hoa văn bằng sáp ong lên vải lanh. Việc làm đó cho thấy sự tỉ mỉ, kỳ công nhưng cũng rất nghệ thuật của người Mông. Trải qua bao biến thiên của tạo hóa, người Mông hiện vẫn gìn giữ kỹ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh để tạo ra những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống riêng có, mang đậm bản sắc của dân tộc Mông nơi địa đầu Tổ quốc.
Hà Giang, nơi sinh sống của đồng bào 20 dân tộc ít người với nhiều phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú, những lễ hội sinh động, hấp dẫn và những điều bí ẩn chưa từng khám phá hết... Có thể nói, Hà Giang đang sở hữu những tài nguyên du lịch rất hấp dẫn, với hệ thống đường giao thông dần trở nên thuận tiện hơn.
Bằng những nỗ lực không ngừng trong công cuộc xây dựng thế trận Biên phòng toàn dân và trải qua hàng chục năm bám biển, bám địa bàn thực hiện “3 cùng” với dân, BĐBP Bình Thuận đã tạo dựng được “phên giậu” vững chắc trên biển, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh biển, đảo của Tổ quốc.
Với tư duy đổi mới, ý chí vươn lên mạnh mẽ, tầm nhìn rộng mở, nhiều thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS) đã mạnh dạn khởi nghiệp trên chính quê hương của mình. Có người đã thành công, thành danh, có người vẫn đang trong quá trình khẳng định mình. Họ đã và đang truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh tới những bạn trẻ ở các bản làng vùng sâu, vùng xa; đồng thời gửi gắm thông điệp về sự tự tin và nỗ lực của người DTTS trong khát vọng làm giàu.