Đó không chỉ là nhận xét của đồng nghiệp, lãnh đạo cấp trên mà những ai đã tiếp xúc với chị Hoàng Thị Liễu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) đều có chung cảm nhận như vậy.
Xã đảo Nhơn Châu (thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) từng là nơi khó khăn, thiếu thốn và ít người biết đến, nhưng từ khi có điện về, du lịch phát triển, xã đảo Nhơn Châu đã khoác lên mình một diện mạo mới.
Thực hiện Chương trình phối hợp số 5486A/CTPH-BVHTTDL-BTLBP ngày 22/12/2017 về “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên các tuyến biên giới, biển đảo giai đoạn 2017-2022” giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) với Bộ Tư lệnh BĐBP (gọi tắt là Chương trình phối hợp), 5 năm qua, các đơn vị của hai bên đã phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng bằng những việc làm cụ thể mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc. Chương trình đã tạo nên diện mạo mới về VHTT&DL và gia đình vùng biên giới, biển, đảo, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi biên giới, biển, đảo của Tổ quốc.
Cà Mau - vùng đất thiêng nơi cuối trời Tổ quốc ngày nay đã trở thành điểm đến yêu thích, lý tưởng của nhiều du khách, bởi nơi đây hội tụ vẻ đẹp vừa nên thơ, trữ tình, vừa bao la, hùng vĩ. Quả không ngoa khi nói rằng, tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, giàu tiềm năng phát triển với rừng vàng, biển bạc mà không nơi nào có được. Người dân Cà Mau thì hào sảng, mến khách, thân thiện... Các món ăn ở đây đậm đà văn hóa dân gian Nam Bộ, mộc mạc, bình dị, mà đong đầy tình người Đất Mũi.
Với một vùng đất có đông đông bào các dân tộc thiểu số như tỉnh Lào Cai, thì việc phát huy những giá trị văn hóa bản địa, không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn di sản, mà còn có thêm sứ mệnh mới, góp phần tô thêm cuộc sống tươi đẹp hôm nay. Đó là khai thác thế mạnh văn hóa truyền thống, sáng tạo và thích ứng, để ứng dụng vào cuộc sống hiện đại. Trong đó, có những sản phẩm truyền thống từ nghề đan lát, nghề dệt vải lanh, may thêu thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai.
Sau gần 5 năm, làng Hạnh Phúc đúng như tên gọi đã hiện hữu trên đỉnh núi Lâng Loan với những nóc nhà của đồng bào Xơ Đăng được quy hoạch, sắp xếp khoa học, gắn kết thuận lợi với các công trình phục vụ sản xuất, an sinh xã hội và đảm bảo môi trường, sức khỏe cho người dân.
Địa bàn các huyện vùng cao, biên giới phía Tây Nghệ An có thiên nhiên hùng vĩ, đa dạng về văn hóa là tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Những năm gần đây, một số địa phương đã đầu tư, xây dựng nhiều mô hình khác nhau thu hút khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy bước đầu còn có những hạn chế, khó khăn, nhưng việc khai thác du lịch, nhất là du lịch cộng đồng là hướng đi mới giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn có sinh kế bền vững, đồng thời góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa.
Phát huy tinh thần “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, những năm qua, cùng với các tầng lớp nhân dân trên cả nước, người cao tuổi (NCT) luôn đồng hành cùng BĐBP tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp sức tích cực vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Từ lâu, những “cây đại thụ” của buôn làng đã trở thành “người gác cửa” biên giới, thức, ngủ cùng với BĐBP để giữ gìn sự bình yên nơi biên cương Tổ quốc.
Đây đang được xem như một xu hướng tích cực và có chiều sâu trong du lịch văn hóa tại tỉnh vùng cao Lào Cai - nơi có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đặc biệt, tỉnh Lào Cai chứa đựng một kho tàng quý giá về các di sản văn hóa các dân tộc bản địa đậm sắc màu.
Trong vòng vài năm trở lại đây, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng, du lịch xanh. Dù bước đầu còn khó khăn với kế hoạch dài hơi, nhưng đó là tín hiệu cho thấy, địa phương này đã chọn hướng đi đúng, hướng tới mục tiêu du lịch bền vững để cả cộng đồng đều được hưởng lợi...
Phát triển kinh tế ban đêm là xu thế ở nhiều địa phương hiện nay. Đối với tỉnh An Giang, các hoạt động này cũng đang được từng bước triển khai xây dựng. Trong đó, núi Cấm (thị xã Tịnh Biên) - ngọn núi cao nhất miền Tây - là một trong những địa điểm có nhiều thế mạnh để khai thác kinh tế về đêm.
Đến Đà Lạt thì nên ở đâu? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ thắc mắc khi chuẩn bị đi du lịch Đà Lạt. Hiện nay, ngoài các khách sạn lớn nhỏ ra thì Đà Lạt còn rất nổi bật khi có rất nhiều homestay đẹp ấn tượng. Nếu bạn đang quan tâm và có nhu cầu tìm kiếm cho mình một căn homestay đẹp tại Đà Lạt. Hãy ghé đến DalatNews để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nhé.
Với chiều dài 1.450km, Hành lang kinh tế Đông - Tây (East West Economic Corridor - EWEC) là cung đường mở ra nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế, xã hội giữa các nước. Trong đó, du lịch trên hành lang này được xem là “kho báu” cho các nước trên tuyến khai phá.
Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã định nghĩa: “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”. Như vậy, mạng xã hội còn được hiểu là một hệ thống mạng lưới giúp con người kết nối và chia sẻ thông tin với nhau về mọi lĩnh vực.
Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh và kinh tế, văn hóa, xã hội. Án ngữ một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng trên Biển Đông, Lý Sơn đang đổi thay từng ngày và hướng đến xây dựng thành phố giữa trùng khơi.