Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) công bố chủ đề Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 năm 2021 là “Phụ nữ ở vị trí lãnh đạo: Hiện thực hóa một tương lai bình đẳng trong thế giới COVID-19” nhằm ghi nhận những nỗ lực to lớn của phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới trong việc định hình một tương lai bình đẳng và phục hồi từ đại dịch COVID-19.
Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã kịp thời phối hợp với các Bộ, ngành đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, góp phần ổn định chính trị, an sinh xã hội của đất nước, tạo niềm tin sâu sắc trong toàn xã hội về các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.
Tỷ lệ nữ giới đại diện trong cơ quan lập pháp của Việt Nam luôn thuộc nhóm có thứ hạng cao nhất trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung và tỷ lệ này ngày càng tăng.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở Campuchia và một số địa phương trên cả nước, nhất là các trường hợp nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam, chấp hành sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP và lãnh đạo các địa phương, các đơn vị BĐBP tuyến biên giới Tây Nam đã tích cực triển khai đồng loạt các biện pháp phòng, chống dịch, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép...
Luật Phòng, chống ma túy (PCMT) được Quốc hội khóa X thông qua năm 2000 và được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008. Vừa qua, Dự án Luật PCMT (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thảo luận tại tổ và hội trường. Phiên họp thứ 51 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo và cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật. Trong phạm vi bài viết, đề cập một số nội dung tạo cơ sở pháp lý vững chắc để BĐBP nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm về ma túy (TPVMT) ở khu vực biên giới (KVBG).
Thời gian qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, hội viên phụ nữ trong BĐBP phát huy vai trò trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, từng bước giảm dần khoảng cách giới ở các cơ quan, đơn vị. Hội Phụ nữ các đơn vị cơ sở trong BĐBP đã phát huy tốt vai trò, chức năng là tổ chức đại diện chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Trên từng cương vị công tác, cán bộ, hội viên phụ nữ BĐBP luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Thời gian qua, lực lượng BĐBP đã phối hợp chặt chẽ với MTTQ Việt Nam các cấp để huy động, tập hợp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu vực biên giới (KVBG), xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh. Đặc biệt, hai bên có nhiều hoạt động ý nghĩa đưa Ngày Biên phòng toàn dân 3-3 hằng năm trở thành ngày hội của cả nước hướng về biên giới, thắt chặt tình đoàn kết quân - dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở KVBG, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
“Bảo vệ biên giới quốc gia là sự nghiệp “của dân, do dân, vì dân” - phương châm chỉ đạo đó tuy mới được đề cập trong Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia, nhưng đã được khẳng định trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc và trở thành cội nguồn sức mạnh, yếu tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ công nhân hỏa xa đến người lính ở mặt trận Trung Lào, Điện Biên Phủ, đến vùng Đặc khu Vĩnh Linh, cuộc đời của Trung tá, cựu chiến binh Công an nhân dân vũ trang Lê Thanh Đạm (bí danh Thanh Sơn), quê ở xã Thanh Châu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (hiện nay đang sinh sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một phần trong trang lịch sử BĐBP. Mùa xuân này, cụ Đạm đã bước sang tuổi 99.
Ngày 4-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hộinghị Ban soạn thảo, Tổ biên tập để kịp thời triển khai nhiệm vụ soạn thảo các Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Biên phòng Việt Nam (Luật BPVN). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hộinghị. Thiếu tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP dự hộinghị.
Chiều 3-3, tại Nhà Quốc hội, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, chủ trì và điều hành Phiên họp thứ 3 của Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-TW ngày 19/11/1958 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) “Về việc xây dựng lực lượng Cảnh vệ nội địa và biên cương”, ngày 3/3/1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 100/TTg thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng); Nghị định nêu rõ: “Thống nhất các đơn vị bộ đội quốc phòng đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các đơn vị Công an biên phòng, Cảnh sát vũ trang thành một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an”. Từ đó, ngày 3/3 hằng năm trở thành Ngày Truyền thống của Bộ đội Biên phòng (BĐBP).
Kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc và quán triệt quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách vận dụng vào sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới (BVBG) quốc gia; đặc biệt, ngày 22-2-1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 16-HĐBT về việc tổ chức Ngày Biên phòng 3-3 hằng năm, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị (HTCT), toàn dân, toàn quân tham gia BVBG.
Qua 62 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, BĐBP luôn khẳng định rõ vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu. Những năm qua, BĐBP đã không ngừng phát huy bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nên truyền thống vẻ vang, được Đảng, Nhà nước đánh giá cao, chính quyền và nhân dân các địa phương ghi nhận.