Với những định hướng đúng đắn, sâu sắc và toàn diện, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã trở thành “kim chỉ nam” cho phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong định hướng phát triển đất nước thời kỳ mới.
Sau 2 năm gián đoạn vì dịch Covid-19, chính quyền và nhân dân các phường ven biển quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng phấn khởi tổ chức Lễ hội Cầu ngư - vốn được coi là lớn nhất trong năm, vừa cầu mùa - cầu ngư, tế ngư thần, vừa bày tỏ khát vọng một năm “Trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang”.
Giới nhạc sĩ trong cộng đồng Khmer Nam Bộ có rất nhiều người tài hoa, nổi tiếng với những tác phẩm âm nhạc mang âm hưởng truyền thống đậm dấu ấn bản sắc dân tộc. Nhưng số nhạc sĩ có nhiều công phu tìm tòi sáng tạo để làm mới âm nhạc Khmer truyền thống chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó có Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT), nhạc sĩ Sơn Lương, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng và hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn hóa nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 4/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trình UBND tỉnh đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội Dinh Cô và Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam vào Danh mục di sản phi vật thể quốc gia để góp phần phát triển du lịch.
Với nghệ nhân Bùi Quý Phong (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam), công việc vẽ mặt nạ là để lưu giữ kí ức, kể câu chuyện cuộc đời và trao gửi vào đó những thiện lành của cuộc sống. Mỗi chiếc mặt nạ được vẽ ra bằng cả cái tâm, tấm lòng và tình yêu dành cho cái đẹp, khát vọng hướng tới chân, thiện, mỹ.
Tháng 7 bắt đầu một mùa rực lửa, tôi lại “Trốn lo âu về lại cánh đồng”. Tôi sinh ra ở một vùng biển, nhưng những năm tháng tuổi thơ của tôi lại gắn bó với ruộng đồng - những năm chiến tranh ấy, bọn trẻ chúng tôi đi sơ tán vào những xóm thôn có bờ tre làng bao quanh như một tấm lá chắn. Tre vấn vít vào nhau, đan bện vào nhau, tre ngăn xuống làm hầm chữ O, chữ A, những đoạn giao thông hào mang hình chữ L thước thợ. Tôi đội mũ rơm, mang trên mình chiếc áo giáp hình chiếc mâm thau cũng bằng rơm.
Hát xẩm là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo của những người hát rong, hát dạo ngoài đường phố, bến xe, ga tàu... Trong một thời gian khá dài, do nhiều nguyên nhân và những quan niệm chưa đúng về hát xẩm khiến loại hình diễn xướng này vắng bóng và có nguy cơ thất truyền. Vài năm trở lại đây, một số nghệ nhân đam mê cổ nhạc đã tìm lại “đặc sản” hát xẩm đường phố để đưa vào những khán phòng sang trọng, phục vụ nhu cầu thưởng thức âm nhạc cổ truyền của khán giả và khách du lịch khi đến tham quan phố cổ Hà Nội.
Qua hoạt động của lễ hội Làng Sen, mỗi người tham dự sẽ hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ, góp phần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Khi xem các chương trình nghệ thuật, các vở diễn sân khấu hoặc phim điện ảnh, phim truyền hình…, không ít khán giả đã có suy nghĩ, cuộc sống của giới nghệ sĩ, diễn viên chắc hẳn phải khá giả, sung túc lắm, nhưng điều đó chỉ đúng một phần. Ít ai biết rằng, phía sau ánh đèn sân khấu lộng lẫy, phía sau những trường quay sang trọng là những giọt mồ hôi khó nhọc với gánh nặng cơm áo gạo tiền của biết bao nghệ sĩ, diễn viên khi “trót mang lấy nghiệp vào thân”.
Đồng bào dân tộc Nùng ở các huyện Trùng Khánh, Hòa An (Cao Bằng) có một di sản văn hóa phi vật thể rất đặc sắc, đó là loại hình nghệ thuật tuồng Giá Hai, được phát triển từ nghệ thuật diễn trò rối dây có từ thời xa xưa. Giá Hai là loại ca kịch mang tính tổng hợp, đặc sắc, gần gũi với nhân dân bằng sự hòa trộn giữa lời ca, tiếng nhạc, điệu múa vô cùng phong phú và hấp dẫn. Tuy nhiên hiện nay, loại hình nghệ thuật này chưa được phổ biến rộng rãi như hát then của người Tày - Nùng nên vẫn chưa có nhiều người biết đến.
Cộng đồng người Khmer Nam bộ có hơn 1,3 triệu người, sinh sống tập trung tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, trong đó, đông nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang... Đặc biệt, đồng bào Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang kế thừa một di sản văn hóa vô giá, với nhiều loại hình nghệ thuật rất độc đáo như hát múa rô băm, nghệ thuật sân khấu kịch hát dù kê, nghệ thuật điêu khắc, trang trí, hội họa, âm nhạc, hát, múa, văn học dân gian…
Từ ngày 30-8 đến 30-9, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật sẽ được tổ chức với chủ đề "Vui Tết Độc lập". Đây là chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 74 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2019).
Từ ngày 1 đến 31-1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động trong chương trình "Xuân sum họp".
Về đất võ Bình Định, tham quan Bảo tàng Quang Trung, du khách sẽ được biết đến Đội nữ Nhạc võ chuyên biểu diễn Trống trận Tây Sơn phục vụ du khách và trong các dịp lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Đống Đa, lễ giỗ Quang Trung. Đây là nét độc đáo, làm nên bản sắc riêng, trở thành biểu tượng văn hóa của miền “đất võ, trời văn” Bình Định.
Cùng chung “số phận” với một số loại hình nghệ thuật truyền thống khác, nghệ thuật Tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Trong bối cảnh đó, Hộidiễn sân khấu Tuồng không chuyên toàn quốc năm 2018 được tổ chức những ngày vừa qua là một “cơ hội” để nghệ thuật Tuồng trở lại với người xem, giúp họ hiểu kĩ hơn về bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Thông qua Hộidiễn lần này, Ban tổ chức khẳng định, từ nay trở đi sẽ tổ chức HộidiễnTuồng định kỳ 3 năm/lần, hứa hẹn mở ra cơ hội bảo tồn và phát huy tốt hơn loại hình nghệ thuật truyền thống này.